Quốc tế

Thỏa thuận khí đốt: Ukraine nhận tin sét đánh từ Gazprom

(DNVN)-Theo hãng tin Sputnik, công ty Gazprom của Nga đã quyết định chấm dứt hợp đồng với công ty Naftogaz của Ukraeine về việc cung cấp và trung chuyển khí đốt.

Hãng tin Sputniks dẫn lời Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Gazprom của Nga Alexei Miller cho biết, Gazprom quyết định chấm dứt hợp đồng với công ty Naftogaz của Ukraeine về việc cung cấp và trung chuyển khí đốt.

"Tòa án trọng tài Stockholm dựa trên tiêu chuẩn kép để thông qua quyết định không đối xứng về hợp đồng cung cấp khí đốt và quá cảnh với NAK Naftogaz Ukraine. Như vậy, quyết định trọng tài phá vỡ đáng kể cán cân lợi ích của các bên tham gia hợp đồng này", ông nhấn mạnh.

Ông Miller cho rằng, Gazprom không có ý định dùng chi phí của mình "để giải quyết vấn đề kinh tế của Ukraine".

"Trong trường hợp này,  đối với Gazprom, việc tiếp tục hợp đồng là không kinh tế và không mang lại lợi nhuận", ông nói thêm.

Gazprom quyết định chấm dứt hợp đồng với công ty Naftogaz của Ukraeine về việc cung cấp và trung chuyển khí đốt.

Cũng theo ông Miller, Gazprom sẽ ngay lập tức bắt đầu thủ tục chấm dứt hợp đồng tại Tòa án Trọng tài Stockholm. 

Trong khi đó, tháng trước, Giám đốc điều hành công ty Naftogaz (Ukraine) Andrei Kobolev tiết lộ, trong năm nay, Naftogaz sẽ tiếp tục mua khí đốt từ Nga để thực hiện quyết định của Trọng tài Stockholm.

"Từ năm nay phải chọn khối lượng tối thiểu nhất. Tôi nhắc lại rằng, Naftogaz không coi nghĩa vụ của Gazprom trong việc bán cho chúng tôi 5 tỷ mét khối khí đốt một năm thấp hơn mức giá châu Âu là khía cạnh tiêu cực, chúng tôi coi đây là khía cạnh tích cực", ông Kobolev phát biểu tại cuộc họp báo.

Ukraine từ chối nhiên liệu của Nga từ tháng 11 năm 2015 và năm 2016 lần đầu tiên đã không sử dụng khí đốt Nga để chuẩn bị cho mùa đông, sau khi mua khí đốt châu Âu, cụ thể là từ Slovakia, Ba Lan và Hungary.

Kiev ban đầu tuyên bố rằng đưa ra quyết định như vậy vì giá thấp hơn, nhưng sau đó Naftogaz đã thừa nhận Gazprom cung cấp nguyên liệu với giá hấp dẫn hơn các nhà cung cấp châu Âu.

 

Nên đọc
Minh Thu (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo