Pháp luật

Thông tư về cấp phép lao động có làm tăng thêm thủ tục?

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Vũ Phương phản ánh về một số bất cập trong quá trình làm thủ tục cấp phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

 Ngày 20/1/2014 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 5/9/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

 
Theo đó, Thông tư có quy định: Doanh nghiệp muốn sử dụng lao động là người nước ngoài phải có Văn bản chấp nhận sử dụng lao động nước ngoài là thông báo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về vị trí công việc được Chủ tịch UBND cấp tỉnh chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
 
Ông Phương cho rằng, quy định này sẽ làm tăng thêm thủ tục hành chính trong việc cấp phép lao động, khiến thời gian cấp giấy phép lao động bị kéo dài gấp đôi so với quy định cũ nên đề nghị cơ quan chức năng xem xét.
 
Về vấn đề này, Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
 
Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
Quy định về chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Điều 4 Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 5/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và Điều 3 Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/1/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 102/2013/NĐ-CP, chỉ là hướng dẫn thực hiện khoản 2 Điều 170 Bộ luật Lao động nêu trên.
 
Nghị định 102/2013/NĐ-CP quy định, thời hạn cấp giấy phép lao động là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (khoản 2 Điều 12); thời hạn cấp lại giấy phép lao động là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (khoản 3 Điều 15).
Theo chinhphu.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo