Thu hút gần 14 tỷ USD vốn FDI
Cụ thể, 10 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được1.306 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký 9,95 tỷ USD và 469 lượt dự án đăng ký tăng vốn, với số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm, Việt Nam thu hút được 13,7 tỷ USD vốn FDI, bằng 71,2% so với cùng kỳ.
Cũng trong 10 tháng đầu năm, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã giải ngân được 10,15 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ.
Từ đầu năm đến nay, đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với 3,6 tỷ USD vốn đăng ký và tăng thêm; Singapore đứng thứ 2 với 2,64 tỷ USD và Hồng Kông đứng thứ 3 với 1,67 tỷ USD.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 636 dự án đăng ký mới, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 9,7 tỷ USD. Tiếp đến là lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 29 dự án đăng ký mới, tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 1,22 tỷ USD; lĩnh vực xây dựng đứng thứ 3 với tổng vốn cấp mới và tăng thêm đạt 1,03 tỷ USD.
Tình hình xuất nhập khẩu vẫn được đánh giá là “điểm sáng” của khu vực FDI trong 10 tháng đầu năm. Theo đó, xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 82,48 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ và chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhập khẩu ước đạt 68,66 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ, chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tính chung 10 tháng đầu năm, khu vực FDI xuất siêu 13,8 tỷ USD.
Cụ thể, 10 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được1.306 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký 9,95 tỷ USD và 469 lượt dự án đăng ký tăng vốn, với số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm, Việt Nam thu hút được 13,7 tỷ USD vốn FDI, bằng 71,2% so với cùng kỳ.
Cũng trong 10 tháng đầu năm, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã giải ngân được 10,15 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ.
Từ đầu năm đến nay, đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với 3,6 tỷ USD vốn đăng ký và tăng thêm; Singapore đứng thứ 2 với 2,64 tỷ USD và Hồng Kông đứng thứ 3 với 1,67 tỷ USD.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 636 dự án đăng ký mới, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 9,7 tỷ USD. Tiếp đến là lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 29 dự án đăng ký mới, tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 1,22 tỷ USD; lĩnh vực xây dựng đứng thứ 3 với tổng vốn cấp mới và tăng thêm đạt 1,03 tỷ USD.
Tình hình xuất nhập khẩu vẫn được đánh giá là “điểm sáng” của khu vực FDI trong 10 tháng đầu năm. Theo đó, xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 82,48 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ và chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhập khẩu ước đạt 68,66 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ, chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tính chung 10 tháng đầu năm, khu vực FDI xuất siêu 13,8 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?