Môi trường

Thu Minh, Thanh Bùi kêu gọi bảo vệ tê giác

Sau chuyến công du tới Nam Phi chứng kiến sự nỗ lực bảo tồn tê giác và những tác động của cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác ở nơi đây, hai ngôi sao ca nhạc Việt Nam Thu Minh và Thanh Bùi đã trở về Việt Nam và mang theo lời thỉnh cầu bảo vệ loài tê giác.

Thu Minh và Thanh Bùi lấy khăn che mắt để chú tê giác dần dần đi vào trạng thái say ngủ mà không bị hoảng sợ.

Chuyến đi của hai ca sĩ Thu Minh và Thanh Bùi được tổ chức bởi tổ chức Wilderness Foundation ở thành phố Port Elizabeth - đây là một phần của chiến lược giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác trong chương trình bảo tồn Forever Wild (tạm dịch: Mãi mãi Hoang dã) - Sáng kiến Bảo vệ tê giác của tổ chức này.

 
Thu Minh và Thanh Bùi sẽ trở về Việt Nam và tham gia chiến dịch “Chấm sứt sử dụng sừng tê” với các hoạt động tăng cường ý thức của người dân về cơn khủng hoảng sừng tê giác. Cùng với các đại sứ thiện chí nổi tiếng khác, hai nghệ sĩ này sẽ cùng đóng góp vào chiến dịch quốc tế được phối hợp thực hiện bởi Tổ chức WildAid (Cứu trợ Hoang dã), African Wildlife Foundation (Quỹ Hoang dã Phi Châu) và Trung tâm CHANGE (Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển), kêu gọi công chúng thay đổi niềm tin và hành vi để bảo vệ loài tê giác nguy cấp thông qua việc đưa thông điệp trên đài truyền hình, đài phát thanh, các báo tin tức, tạp chí và các biển quảng cáo tấm lớn.
 
Ca sỹ Thu Minh chia sẻ: “Cả thế giới đang nhìn Việt Nam một cách kinh hãi vì những gì chúng ta đang làm đối với loài tê giác. Điều này cần phải được chấm dứt, vì lợi ích của tê giác và cũng vì danh dự của Việt Nam. Trong những ngày vừa qua, tôi đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp oai phong của tê giác, cũng như được tận mắt thấy những việc rùng rợn mà chúng ta gây nên cho loài vật này.”
 
Ca sỹ - nhạc sỹ Thanh Bùi khuyến khích công chúng không chi tiền phung phí vào việc giết một con vật vô tội một cách vô ích. 
 
Giám đốc Điều hành Tổ chức WildAid, ông Peter Knights cho biết: “Tương tự như với vấn nạn buôn bán ma túy, cách tiếp cận tập trung vào các nước sản xuất theo cách truyền thống đã không phát huy hiệu quả - chúng ta cần phải tác động đến nhu cầu nếu muốn cứu những loài động vật này.” 
 
“Mặc dù hơn 90% lượng sừng tê bán tại Việt Nam thực chất là sừng trâu hoặc các loại sừng khác, nhưng chỉ cần 10% lượng tiêu thụ đã có thể tác động rất lớn đến sự tồn vong của loài vật này lại vừa không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe con người.” Ông Knights nói thêm: “Người dân cần thấy được rằng vấn nạn kinh hoàng này phát sinh từ chính niềm tin hoang đường của mình.”
Theo TCĐ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo