Thư nặc danh tố cáo Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ?
Theo thông tin phản ánh, một bức thư nạc danh tự xưng là nhóm bác sĩ trẻ hiện đang công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tố cáo ông Nguyễn Huy Ngọc – Giám đốc bệnh viện kiêm Phó giám đốc sở y tế chỉ đạo cấp dưới báo cáo sai sự thật về việc bệnh viện có thể ghép được thận, mổ được tim hở… Thực chất thì các phẫu thuật này luôn có các thầy ở Hà Nội đứng kế bên chỉ bảo từng tý một.
Ngoài ra, ông Ngọc còn báo cáo số bệnh nhân chuyển tuyến từ các tỉnh lân cận gồm Yên Bái, Tuyên Quang, Lao Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ hàng năm chiếm 30-35% tổng số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện.
Nhưng theo đơn tố cáo thì đây không đúng sự thật? Để kiểm chứng được thông tin này thì hãy lấy các số liệu từ ngành BHXH tỉnh Phú Thọ và BHXH các tỉnh lân cận. Tìm hiểu về tổng thu viện phí qua BHYT hàng năm của Bệnh viên đa khoa tỉnh Phú Thọ. Trong đó số thu BHYT đa tuyến từ các tỉnh bạn là bao nhiêu (lấy số liệu chi trả BHYT đa tuyến từ các tỉnh khác để xem họ phải chi trả cho Bệnh viện đa khoa Phú Thọ là bao nhiêu mỗi năm)?
Vào năm 2015, đoàn lãnh đạo bao gồm Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh đi Đu-Bai học tập kinh nghiệm về y tế, kêu gọi và thu hút đầu tư về y tế. Chuyến đi tiêu tốn vài tỷ nhưng không hiệu quả?
Cũng theo nội dung phản ánh, vào năm 2016 Bệnh viện mắt Phú Thọ tuyển nhân viên, trong đó có tuyển 01 điều dưỡng viên hạng IV, nhưng lại đóng mở ngoặc ghi rõ "có chứng chỉ kỹ thuật đo chức năng hô hấp"! Vậy tại sao Bệnh viện mắt trung ương có bao giờ thực hiện đo chức năng hô hấp ở bệnh viện mắt không mà yêu cầu điều dưỡng viên phải có chứng chỉ đo chức năng hô hấp!? Có hay không đây là kế để loại trừ những điều dưỡng viên khác?
Đáng chú ý, đơn phản ánh cũng nêu rõ bệnh viên đa khoa Phú Thọ hiện giờ chỉ duy nhất 1 nhà 11 tầng được xây bằng tiền XHH, các dãy còn lại đều bằng trái phiếu chính phủ giai đoạn vừa qua. Cả ngót 600 tỷ tiền trái phiếu chính phủ TƯ bố trí cho tỉnh để đầu tư mạng lưới bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đã đổ dồn về đây là chính. Vậy sao dân cứ phải chịu khổ?
Sau đó, còn có dự án trang thiết bị cả 15 triệu đô la do Bộ y tế đang hỗ trợ. Thế mà không hiểu mua gì, cấp gì mà không đủ, bệnh viện tỉnh, huyện vẫn bị sở y tế yêu cầu vay ngân hàng để xây dựng thêm nhà cửa, mua máy, thiết bị? Ai được lợi đây?
Ngoài ra, việc vay vốn ngân hàng và huy động vốn doanh nghiệp mở 1 phòng khám đa khoa tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Sau khi thành lập, lãnh đạo đã yêu cầu một số y bác sỹ lên đấy hành nghề. Thơn đơn thì tổng mức đầu tư (cả mua đất, xây nhà, lắp đặt trang thiết bị...) chỉ khoảng 60-80 tỷ, làm chứng từ cho thành 110-120 tỷ, rút ra, chia nhau.
Về việc trả lương cho các y bác sỹ thì ông Nguyễn Huy Ngọc - Phó Giám đốc sở y tế kiêm Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh báo cáo là thu nhập trung bình hàng tháng của các bác sỹ bệnh viện đa khoa tỉnh là từ 25 triệu đồng đến 50 triệu đồng?
Thực tế nhóm các bác sỹ đã tốt nghiệp và đi làm từ 5 năm đến 18 năm nay, người học cao đang chuẩn bị tiến sỹ, còn lại phổ biến là thạc sỹ nhưng người cao nhất, tổng thu nhập cũng chỉ 28 triệu đồng/tháng (tính cả tiền thủ thuật, tiền trực, tiền khám chuyên gia, tiền làm thêm thứ 7/chủ nhật, tiền thưởng, gần như làm 26-28 ngày/tháng), những người còn lại phổ biến chỉ từ 6 triệu đến 15 triệu/người/tháng.
Để tìm hiểu về đơn tố cáo trên, phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam đã liên hệ làm việc với ông Nguyễn Huy Ngọc – Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ kiêm Phó giám đốc sở y tế. Tuy vậy, khi liên hệ thì ông Ngọc từ chối phỏng vấn vì phòng khám mới đi vào hoạt động được 2 tháng.
Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ, Thanh tra Bộ y tế cùng các cơ quan ban ngành sớm vào cuộc điều tra, làm rõ dấu hiệu sai phạm theo đơn thư phản ánh.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật tin tức và gửi thông tin mới nhất đến bạn đọc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo