Quốc tế

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Sẽ không có yến tiệc

(DNVN)-Hai năm trước, nhiều người đặt câu hỏi liệu Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có khả năng được cấp thị thực để vào Mỹ hay không. Tuần tới, ông Modi sẽ thăm Washington, với tư cách là một trong những đối tác quốc tế thân cận nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Ông Obama đã mời ông Modi tới thăm Mỹ với tư cách là một trong những vị khách quan trọng cuối cùng trước khi Tổng thống Obama rời Nhà Trắng vào tháng 1 năm sau. Mặc dù chuyến thăm này sẽ không có yến tiệc nhưng Thủ tướng Ấn Độ sẽ có bài phát biểu ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện Mỹ, một nghi thức đón tiếp trịnh trọng hiếm có dành cho người đứng đầu Ấn Độ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) uống cà phê tại New Delhi hôm 25/01/2015. (Ảnh REUTERS)

Chuyên gia Ashley Tellis thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế tại Washington cho rằng, đây sẽ cuộc gặp lần thứ 7 giữa họ kể từ khi ông Modi trở thành Thủ tướng Ấn Độ vào tháng 5/2014, một con số ấn tượng đối với một vị tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo vốn không phải là đồng minh chính thức.

“Quan hệ cá nhân giữa Tổng thống (Obama) và Thủ tướng (Modi) thực sự là một trong những bất ngờ không đoán trước được trong suốt hai năm qua”, chuyên gia Tellis nói.

Việc phát triển quan hệ song phương Mỹ - Ấn được coi như một thành công trong chính sách đối ngoại của ông Obama. Washington coi Ấn Độ như một phần quan trọng của chính sách tái cân bằng châu Á và như một đối trọng đối với Trung Quốc.

Hai nước đang hoàn tất các thỏa thuận, theo đó quân đội hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ hơn, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất quốc phòng Mỹ bán sản xuất vũ khí công nghệ cao ở Ấn Độ.

Một thỏa thuận về hậu cần sẽ giúp hai nước giải quyết vấn đề chia sẻ chi phí tập trận quân sự chung như thế nào. Một thỏa thuận khác liên quan đến chuyển giao dữ liệu không gian địa lý và thông tin liên lạc mã hóa.

 

Song, lịch sử bị thực dân đô hộ và sau đó là hàng chục năm không liên kết đã khiến Ấn Độ luôn thận trọng trước thái độ chào đón của cường quốc mạnh hơn là Mỹ, nước đang soán ngôi của Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của New Delhi.

 "Quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ không phải là quan hệ đối tác chiến lược cũng không phải là quan hệ đồng minh. Nó có thể là một mối quan hệ lâu dài nhưng nếu gọi đó là đối tác chiến lược, e rằng là quá sớm", nhà phân tích người Ấn Độ, ông Nitin Gokhale, nhận định.

Hiện phía Mỹ cũng có những thất vọng riêng với Ấn Độ. Hai nước đã đạt được một thỏa thuận hạt nhân dân sự vào năm 2005, nhưng chưa mang lại bất kỳ hợp đồng nào cho các công ty đặt trụ sở tại Mỹ. Hiện chỉ có duy nhất Westinghouse, một đơn vị của Toshiba Nhật Bản đang hoàn tất thỏa thuận xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân tại Ấn Độ.

Dù vậy, cả ông Obama và ông Modi đều được kỳ vọng sẽ bàn về vấn đề Ấn Độ tham gia Nhóm Các nhà cung cấp hạt nhân (NGS), một nhóm gồm 48 nước buôn bán hạt nhân, trong chuyến thăm Washington sắp tới của Thủ tướng Modi.

Nên đọc

 

NM (Theo Reuters)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo