Quốc tế

Thủ tướng Đức Merkel bất ngờ muốn chấm dứt trừng phạt Nga

(DNVN)-Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bất ngờ thay đổi quan điểm với Nga khi cho rằng mối quan tâm lớn nhất hiện nay của bà là chấm dứt lệnh trừng phạt nhằm vào Matx-cơ-va.

Trong bối cảnh quan hệ giữa Matx-cơ-va và Berlin phục hồi, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cho thấy sự sẵn sàng dỡ bỏ lệnh trừng phạt hiện có đối với Nga

Thủ tướng Đức Angela Merkel bất ngờ muốn chấm dứt lệnh trừng phạt Nga (Ảnh Sputnik)

Trong khi nhiều quan chức phương Tây bắt đầu "dịu giọng" về các lệnh trừng phạt chống lại Matx-cơ-va, thì một số người vẫn giữ thái độ cứng rắn với Nga. Trong một cuộc phỏng vấn hôm 19/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, hiện không có lý do nào để dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu chống lại Nga, bởi Matx-cơ-va không thực hiện đầy đủ tất cả những cam kết của họ trong khuôn khổ kế hoạch hòa bình Minsk. 

Tuy nhiên, hôm 29/8, nữ lãnh đạo Đức dường như đã đảo ngược quan điểm, khi khẳng định mối quan tâm lớn nhất hiện nay của bà là chấm dứt lệnh trừng phạt Nga. 

"Ngay khi thỏa thuận Minsk có tiến triển, chúng tôi sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt Nga", bà Merkel phát biểu với báo giới. 

Trước đó, hôm 15/8, Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel ủng hộ việc sửa chữa các mối quan hệ với Nga vì ông cho rằng, Berlin rất cần mối quan hệ tốt đẹp hơn với Matx-cơ-va. Theo đó, ông Sigmar Gabriel cũng ủng hộ việc nới lỏng lệnh trừng phạt Nga do điều kiện tiến bộ đã đạt được trong việc thực hiện thỏa thuận Minsk về khủng hoảng tại Ukraine. 

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và các nghị sĩ đảng Dân chủ - đối tác chính trong liên minh cầm quyền của bà Merkel - cũng có giọng điệu hòa giải khi nói rằng, EU nên dần rút các lệnh trừng phạt Nga nếu tiến trình hòa bình đạt tiến bộ. 

 

Hồi tháng 6, EU đã nhất trí gia hạn lệnh trừng phạt về năng lượng, tài chính và quốc phòng đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine cho đến cuối tháng 1 năm 2017. 

Quan hệ Nga - phương Tây đã bắt đầu xấu đi vào năm 2014 khi xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, cũng như việc Crimea quyết định tách khỏi Ukraine và gia nhập vào Nga. Điều này đã dẫn đến việc Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Matx-cơ-va. 

Nên đọc
NM (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo