Quốc tế

Thủ tướng Nga bay sang Armenia và Azerbaijan

(DNVN)-Theo tin từ Sputnik, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev sẽ bay tới thủ đô Yerevan của Armenia vào ngày hôm nay (07/4) để gặp gỡ Tổng thống Serzh Sargsyan nhằm bàn thảo về cuộc xung đột tại khu vực Nagorno-Karabakh.

Sau khi tới Armenia, Thủ tướng Medvedev sẽ gặp người đồng cấp Armenia Hovik Abrahamyan. Sau đó, ngày 08/4, ông Medvedev sẽ tới Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev sẽ gặp Thủ tướng Azerbaijan Artur Rasizade, sau đó tổ chức hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilkham Alie.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev bay tới Armenia và Azerbaijan vào ngày 07 và 08/4 (Ảnh TASS)

Thỏa thuận đình chiến được Armenia và Azerbaijan đưa ra sau khi Nga và một số quốc gia kêu gọi các bên ngừng bắn để tránh gây mất ổn định khu vực. 

Trước đó, hôm 05/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng kêu gọi 2 nhà lãnh đạo của Armenia và Azerbaijan ngừng các cuộc đụng độ ở vùng Nagorno-Karabakh sau khi hai bên nhất trí thực thi lệnh ngừng bắn.

Điện Kremlin cho biết, ông Putin đã liên lạc với 2 tổng thống của Armenia và Azerbaijan qua điện thoại; kêu gọi cả 2 bên khẩn trương đảm bảo việc chấm dứt hoàn toàn các cuộc xung đột vũ trang, đồng thời tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn.

Điện Kremlin cho biết, ông Putin đã liên lạc với 2 tổng thống của Armenia và Azerbaijan qua điện thoại; kêu gọi cả 2 bên khẩn trương đảm bảo việc chấm dứt hoàn toàn các cuộc xung đột vũ trang, đồng thời tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn.

Ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh, cần phải tái khởi động các cuộc đàm phán hòa bình quốc tế nhằm chấm dứt mối thù kéo dài hơn 2 thập kỷ qua giữa Armenia và Azerbaijan. 

 

Trong khi đó, với nỗ lực nhằm hóa giải xung đột khu vực, hôm 05/4, Hội đồng Thường trực của OSCE đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại Vienna, thảo luận về cuộc xung đột vũ trang tại  Nagorno-Karabakh, đồng thời kêu gọi các bên tuân thủ lệnh ngừng bắn. 

Nagorno-Karabakh là vùng đất nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào Armenia.

Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988-5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó với sự trung gian của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) do Nga, Mỹ và Pháp làm đồng chủ tịch, xung đột vẫn xảy ra tại đây.

Nên đọc
NM (Theo TASS/Xinhua)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo