Pháp luật

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm bao nhiêu là hợp lý?

Kiến nghị giảm thuế thu nhập 25% đánh vào doanh nghiệp được sự nhất trí cao trong xã hội. Nhưng giảm đến mức nào lại là vấn đề còn phải tranh luận.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đang được triển khai và dự kiến sẽ trình Quốc hội trong năm 2013. Trong nhiều vấn đề được đề nghị sửa đổi, bổ sung, "nóng" hơn cả là thuế suất thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp.



Thuế thu nhập doanh nghiệp - danh nghĩa và thực thu



Thuế suất thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 25% của thu nhập chịu thuế. Đại diện nhiều doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, mức thuế hiện nay là quá cao, khiến doanh nghiệp không thể có tích lũy và tái đầu tư.

 

Hơn nữa, mặc dù cơ quan quản lý luôn khẳng định, thuế suất 25% không cao so với mặt bằng chung trên thế giới, nhưng nghĩa vụ thuế thực tế mà doanh nghiệp phải chịu cao hơn nhiều so với con số danh nghĩa này.

 

Chẳng hạn, nếu tính việc các chi phí kinh doanh hợp lý, như chi phí quảng cáo, bị khống chế và các chi phí không chính thức khác thì thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế chắc chắn cao hơn con số này.



20% Thuế suất thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp nên điều chỉnh xuống ở mức dưới 20% thu nhập chịu thuế.


Thuế, phí cao nhằm mục đích tận thu cho ngân sách nhà nước, nhưng đã gây ra những hệ quả tiêu cực: đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận người dân gặp khó khăn; các doanh nghiệp không có tích lũy, mất sức cạnh tranh, thậm chí là suy yếu dần và rút khỏi thị trường.

 

Thuế, phí cao còn là động lực thúc đẩy tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, tham nhũng, ăn chia giữa công chức với đối tượng nộp thuế, làm vẩn đục môi trường kinh doanh. Thuế, phí cao cũng là một trong những rào cản đối với thu hút đầu tư nước ngoài.

 

Như vậy, giảm thuế suất thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp dường như là vấn đề không còn phải bàn cãi, nhưng giảm vào thời gian này là có hiệu quả hơn cả để các doanh nghiệp có điều kiện hồi sinh.



Nên ở mức dưới 20%



Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ từng trả lời báo chí rằng, thuế suất 25% là thấp so với mức trung bình của thế giới là 27% và sang năm sẽ nghiên cứu để đưa thuế suất thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức phù hợp khoảng 20 - 23%. Đó là ý kiến của người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm về số thu của ngân sách nhà nước.

 

Còn một số doanh nghiệp thì kiến nghị thuế suất thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ nên ở mức 18% là hợp lý.



Từ trước đến nay, khi ban hành Luật thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp, không hề có văn bản nào giải thích, chứng minh rằng thuế suất phải là 25% mà không phải là 24% hoặc 26%? Vì vậy, thật khó tìm được tiếng nói chung giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

 

Tuy nhiên, theo phương pháp cổ truyền, chỉ phân tích so sánh với thuế suất thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp của các nước trong khu vực và "sức khoẻ" của các doanh nghiệp trong nước, mức thuế suất thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp nên điều chỉnh xuống ở mức dưới 20% thu nhập chịu thuế.

 

Với mức thuế suất này, các doanh nghiệp đủ sức chịu đựng và có thể phát triển, tái đầu tư. Hơn nữa, với mức thuế suất đó, Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn trong thu hút đầu tư nước ngoài, hạn chế được động cơ trốn thuế, gian lận thuế và chuyển giá.


Hồi tháng 2/2012, một báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy, tỷ lệ thất thu thuế hàng năm khoảng 1% tổng thu ngân sách nhà nước. Điều đó có nghĩa là nếu chống được thất thu thuế, hoàn toàn có thể hạ thuế suất xuống 1 điểm phần trăm mà không ảnh hưởng tới số thu của ngân sách nhà nước.

 

Đã đến lúc cần áp dụng biện pháp cứng rắn hơn, hạn chế đến mức cao nhất việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Đó là biện pháp quan trọng nhất để các doanh nghiệp không thể trốn doanh thu, không thể tạo thêm chứng từ chi phí nhằm trốn thuế giá trị gia tăng và thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

Đồng thời, cần kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp công chức thuế làm tư vấn cho doanh nghiệp trốn thuế, thỏa thuận ăn chia với doanh nghiệp từ số thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
 

Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 với chủ đề "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội công bố, trung bình trong giai đoạn 2007-2011, tổng thu ngân sách nhà nước của Việt Nam lên tới 29% GDP. Nếu chỉ tính thu từ thuế và phí thì con số này là 26,3% GDP. Mức thu từ thuế và phí, không kể thu từ dầu thô, của Việt Nam hiện nay "là rất cao so với các nước khác trong khu vực".


 

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo