Chân dung

Thương hiệu Việt - Nhìn từ doanh nhân Việt ở nước ngoài

Xây dựng thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển của một doanh nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp Việt chưa mạnh tay marketing, tạo thương hiệu hàng hóa nên vị trí trên thị trường quốc tế không cao

Mới đây, doanh số của  hai thương hiệu Lancome và Maybelline của hãng mỹ hẩm L’Oreal đã tăng vọt bởi hình ảnh quá đẹp của diễn viên nổi tiếng Julia Roberts và người mẫu Christy Turlington. Mặc dù quảng cáo đó đã bị cấm vì theo Cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo Anh cho rằng nó gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.


Nhưng có thể nhìn theo một góc độ khác khi hãng L’Oreal đã gây được ấn tượng mạnh với người tiêu dùng và dĩ nhiên cái mà họ đạt được chính là thu được một khoản lợi nhuận đáng kể.


Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra được sự hiệu quả của việc tạo dựng thương hiệu nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công. Quảng cáo giấy in Clever Up của Công ty Giấy Bãi Bằng là một ví dụ về chuyện làm thương hiệu của doanh nghiệp Việt.



Hình ảnh cô gái nhặt đống giấy tờ dưới sàn nhà bị rơi khi cô cố gắng lấy giấy từ trên giá cao, khiến cho chiếc váy bị rách. Để chữa cháy, cô gái lấy tập giấy có in hình Clever Up để che, khiến người xem cảm thấy tẻ nhạt


Hình ảnh cô gái nhặt đống giấy tờ dưới sàn nhà bị rơi khi cô cố gắng lấy giấy từ trên giá cao, khiến cho chiếc váy bị rách. Để chữa cháy, cô gái lấy tập giấy có in hình Clever Up để che, khiến người xem cảm thấy tẻ nhạt. Và nếu như liền ngay sau đó không có dòng chữ Clever Up…xuất hiện cuối cùng thì mấy ai hiểu được đoạn phim đang quảng cáo cái gì.


Nói về xây dựng thương hiệu, bà Nguyễn Thanh Mỹ - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết, một số hội viên ở Châu Âu có kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích. Hệ thống cửa hàng của họ có bán sản phẩm cà phê Trung Nguyên G7, chất lượng tốt, giá rẻ, nhưng lại bán ra được rất ít.

 

Trong khi đó, sản phẩm Nescafé của Neslé lại bán rất chạy, số lượng tiêu thụ cao gấp nhiều lần G7. Nguyên nhân, có thể là cà phê Trung Nguyên dung ký hiệu G7 ở ngoài bao bì. Con số và chữ này dễ bị người Châu Âu liên tưởng đến sắt thép, hóa chất, chất tẩy hay chính trị gì đó, chứ không phải là đồ ăn thức uống.


“Khi xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm, không nên dung hình ảnh máy móc to tát hiện đại để quảng cáo sản phẩm được làm ra từ đó, mà nên dung hình ảnh người hiền hòa bên cạnh thiên nhiên bao la hùng vĩ”, ông Phạm Ngọc Chu – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary nói.

 

Ông Chu chia sẻ tiếp, ví dụ, ai cũng biết Lipton là sản phẩm trà của Anh Quốc, một nước có nền công nghiệp tiên tiến hiện đại. Vừa qua, họ quảng cáo sản phẩm với hình ảnh thanh niên khỏe mạnh giới thiệu với một nhà sư đi bên cạnh những búp chè non trong cánh đồng chè bát ngát mênh mông.

 

Xuất khẩu hàng ra nước ngoài, chúng ta phải nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu văn hóa xã hội của mỗi khu vực để làm công việc tiếp thị.  Tại sao lon Coca – Cola tại Châu Á lại in hình rồng bay phượng múa, còn ở Châu Âu lại in hình đôi trai gái ôm nhau nhảy múa? Về văn hóa Châu Á tôi không nói ai cũng biết, còn ở Châu Âu bây giờ do sự phát triển bùng nổ lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị cho nên có sự chia rẽ trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

 

Vì vậy, hướng tới người với người thân thiện, đoàn kết, gia đình hành phúc đoàn tụ bên đàn con đông đúc là mục tiêu tiếp thị mà các nhà sản xuất quan tâm.

Chất lượng hàng hóa của Việt Nam rất tốt nhưng các doanh nghiệp thường làm gia công rồi dán nhãn mác tên tuổi của các hãng khác

 


Vẫn theo ông Chu,  xét về chiến lược lâu dài, hàng của mình nhất thiết phải tự mình đi bán và xây dựng thương hiệu. Nhờ các công ty khác chào bán hộ sẽ bị xa cách thị trường, không bám chặt thị trường và người tiêu dùng, và có khi còn bị đánh cắp thương hiệu.

Còn theo bà Mỹ, trong những năm gần đây, một số hàng hóa của doanh nghiệp Việt đã xây dựng được thương hiệu riêng trong nước, nhưng vẫn chưa đủ sức bước ra thị trường nước ngoài một cách độc lập, nhất là những thị trường khó tính như EU và Mỹ.

Có nhiều mặt hàng như dệt may, giày dép, cà phê, gạo đạt giá trị xuất khẩu cao tuy nhiên nhiều người Việt khi ra nước ngoài ít khi bắt gặp các nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam. Bởi hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đa phần là hàng gia công cho nước ngoài hoặc cung cấp nguyên liệu ở dạng thô.



Xuất khẩu hàng ra nước ngoài, chúng ta phải nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu văn hóa xã hội của mỗi khu vực để làm công việc tiếp thị. 


Ông Ông Justin Lê – Giám đốc điều hành Công ty Panlena Enterprise, cũng cùng quan điểm khi cho rằng việc các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng vào marketing, làm thương hiệu cho sản phẩm là một trong những nguyên do của việc chưa đưa được hàng Việt ra nước ngòai.

 

Chất lượng hàng hóa của Việt Nam rất tốt nhưng các doanh nghiệp thường làm gia công rồi dán nhãn mác tên tuổi của các hãng khác, nên hàng Việt vẫn chưa được biết đến nhiều ở nước ngoài.


Theo các chuyên gia, hướng giải pháp là tập trung vào việc làm thương hiệu. Các doanh nghiệp có thể cắt giảm lãi để bù tiền vào việc marketing, làm thương hiệu cho sản phẩm của mình tạo nên thị trường riêng cho mình.

 

Có thể thấy rằng hiện nay hàng Việt chưa đầu tư nhiều cho khâu thiết kế, sáng tạo mẫu, kể cả với sản phẩm xuất khẩu. Việc đầu tư nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chưa được quan tâm.

 

Công tác quảng bá hình ảnh, marketing cho thương hiệu hàng hóa Việt vẫn dừng lại ở mức tự phát hoặc theo ngành hàng chứ chưa có một chiến lược tầm cỡ quốc gia. Ngoài ra, các khâu dịch vụ bán hàng như mở hệ thống bán hàng, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ lưu kho cũng còn yếu, đó là còn chưa tính đến khó khăn về vốn, về địa điểm bán hàng.


Như vậy, hàng Việt cần tập trung giải quyết hai vấn đề chính là mẫu mã bao bì và chiến lược phân phối. Nếu có sản phẩm chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp, giá cả vừa phải cộng them với các bước xây dựng kênh phân phối hợp lý, hàng Việt Nam hoàn toàn có cơ hội.



Hồng Trang




 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo