Thương mại điện tử trên nền tảng di động đạt doanh thu gần 3 tỷ USD
Những năm gần đây, việc phát triển và ứng dụng các giải pháp thương mại điện tử trên nền tảng công nghệ di động để hỗ trợ hoạt động kinh doanh trở thành một xu thế mới của thương mại điện tử trong nước và quốc tế. Dự báo, thương mại điện tử trên nền tảng di động sẽ chiếm tới gần 50% thương mại điện tử trên toàn cầu.
Theo kết quả khảo sát năm 2014 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, doanh thu từ thương mại điện tử trên nền tảng di động đạt 2,97 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2013 và chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước. Giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD.
Các mặt hàng được người tiêu dùng trực tuyến tập trung lựa chọn như đồ công nghệ và điện tử (60%); thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách, văn phòng phẩm (31%)…
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương cho rằng, thương mại điện tử trên nền tảng di động là hướng phát triển tất yếu trong thương mại điện tử. Các dịch vụ ngân hàng – thanh toán, dịch vụ tương tác, nội dung số, ứng dụng, trò chơi, quảng cáo, mua sắm qua thiết bị di động đang trở thành xu hướng phổ biến.
Hiện nay, tiềm năng dành cho hoạt động thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử trên nền tảng di động tại Việt Nam là rất lớn. Năm 2014, 39% dân số Việt Nam sử dụng internet; tỷ lệ truy cập internet tham gia mua sắm trực tuyến là 58%. 1/3 tổng số thời gian online trên thiết bị di động; 58% lượng truy cập từ 18h – 23h trên thiết bị di động.
Bên cạnh hình thức truy cập internet truyền thống (qua máy tính xách tay và máy tính để bàn), số người truy cập internet qua điện thoại di động đạt mức 65% vào năm 2014 (so với mức 27% vào năm 2010).
Đại diện Công ty cổ phần giải pháp công nghệ Tsoft-G4 nhận định, thị trường Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng ứng dụng trên nền tảng di động và còn nhiều mảng ứng dụng khác vẫn đang bỏ ngỏ như giáo dục, y tế, các chương trình dành cho trẻ em …
Năm 2014, Cục Thương mại điện từ và Công nghệ thông tin – Bộ Công thương đã tiến hành điều tra khảo sát ứng dụng thương mại điện tử tại 3.538 doanh nghiệp trên cả nước, 91% trong số đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả khảo sát cho thấy, 98% doanh nghiệp có máy tính để bản và máy tính xách tay, 45% doanh nghiệp có máy tính bảng. Tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử qua các năm không chênh lệch nhau nhiều. Năm 2014, chi phí đầu tư cho phần cứng là 43%, phần mềm là 23%, nhân sự, đào tạo là 18%.
Thương mại điện tử trên nền tảng di động đang từng bước đi sâu vào lĩnh vực bán lẻ với vai trò chuyển đổi từ kênh liên lạc sang vai trò kênh tương tác giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Khảo sát việc sử dụng các ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động để bán hàng, 11% doanh nghiệp trả lời có sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động để bán hàng.
Khi được hỏi về hiệu quả của việc bán hàng qua các hình thức: mạng xã hội, website của doanh nghiệp, ứng dụng di động và trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, doanh nghiệp có xu hướng đánh giá tốt hiệu quả của mạng xã hội và website doanh nghiệp.
44% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ tiếp thị qua kênh thương mại điện tử của doanh nghiệp năm 2014 tăng so với năm 2013; 50% doanh nghiệp trả lời hầu như không thay đổi; 9% doanh nghiệp cho biết doanh thu có xu hướng giảm. Phần lớn doanh nghiệp cho biết, số lượng đơn hàng trực tuyến đã nhận là dưới 400 đơn hàng; giá trị trung bình của các đơn đặt hàng là trên 5 triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết