Thủy điện tại Lào là cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam
(vietnam+) Hiện Lào đã có 14 dự án thủy điện quy mô lớn, trong đó có nhà máy Thủy điện Nam Theun có công suất lớn nhất 1.086MW; 8 dự án khác đang xây dựng và 20 dự án nữa đang trong giai đoạn chuẩn bị và sau năm 2020 sẽ tiếp tục phát triển 40 dự án thủy điện khác. Khoảng 75 đến 80% sản lượng điện của Lào là nhằm xuất khẩu sang Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và các nước khác trong khu vực.
Ông cũng cho biết Lào đã cam kết đối với việc phát triển thủy điện bền vững và đảm bảo rằng sẽ không có bất kỳ tác động xuyên biên giới nghiêm trọng nào trên hệ thống sông. Thủy điện của Lào là thủy điện không tốn nước, không cần nhiên liệu hóa thạch và là sự bổ sung cho hình thức năng lượng thay thế cũng như những hình thức năng lượng phức tạp khác như nhiệt điện và điện hạt nhân.
Lào bắt đầu xuất khẩu điện cho Thái Lan với đập thủy điện Nậm Ngừm 1 từ năm 1972. Đến năm 1993, riêng Nậm Ngừm 1 đã phục vụ cho gần 1 triệu người cho cả hai nước Lào và Thái Lan. Với công suất thiết kế 150MW, Nâm Ngừm 1 hiện đang được mở rộng. Một tổ máy 40MW khác đang trong quá trình hoàn thành và có thể sẽ được mở rộng hơn nữa để đáp ứng với tình hình sử dụng thủy điện trong lưới điện chung của Tiểu vùng Mekong mở rộng.
Trong hợp tác đầu tư tại Lào, thủy điện là vấn đề được hai nước Lào-Việt Nam quan tâm. Đến nay, Việt Nam đã có 16 dự án đầu tư về thủy điện được Chính phủ Lào cấp phép với tổng công suất thiết kế hơn 4.000MW, trong đó đáng chú ý nhất là thủy điện Sekaman 1 - dự án thủy điện lớn nhất của Việt Nam tại Lào có vốn đầu tư lên tới 480 triệu USD, công suất 322MW và sản lượng điện cung cấp hàng năm lên tới 1,2 tỷ kWh.
Việc Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào-Việt (LVI) chịu trách nhiệm bảo hiểm mọi sự rủi ro xây dựng, lắp đặt cho dự án xây dựng thủy điện Sekaman 1 sẽ là một bảo đảm mới cho dự án thực hiện đúng tiến độ, góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư, xây dựng quan hệ Lào-Việt Nam phát triển bền vững.
Hoàng Chương
End of content
Không có tin nào tiếp theo