Thị trường

Tiết giảm cước 3G từ ưu đãi của hãng viễn thông

Không Wi-Fi, không rủng rỉnh tài chính, Hoài An, nữ sinh trường THPT Việt Đức vẫn thoải mái xem tivi, đọc báo trên “dế” với chi phí chưa đến 40.000 đồng/tháng. "Bí kíp" của An là chọn gói dịch vụ chuyên biệt để tiết giảm cước 3G.

Chọn gói 3G rẻ, sau đó đăng ký thêm những gói cước chuyên dụng để nghe nhạc, cập nhật tin tức…, Đỗ Minh Đức, sinh viên Đại học Bách Khoa cho rằng đó là cách dùng Mobile Internet tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Dán mắt vào màn hình chiếc smartphone trong lúc chờ đến giờ học thêm, Hoài An khiến đám bạn cùng lớp ngạc nhiên. Điều bất ngờ hơn là mỗi tháng, cô bạn đầu tư chưa đến 40.000 đồng cho khoản ngân sách này mà vừa được xem tivi, vừa được lướt web, nghe nhạc và cập nhật tin tức mỗi ngày. 

Cô bạn tâm sự, quá trình tìm hiểu để sử dụng 3G, cô được người nhà làm trong ngành viễn thông khuyên nên tận dụng các gói dịch vụ chuyên biệt để vẫn đáp ứng được nhu cầu cá nhân mà chi phí không bị đội lên. Theo tư vấn, An chỉ đăng ký gói MI10, mỗi tháng tốn 10.000 đồng tiền thuê bao, được 50MB truy cập miễn phí, dành lướt web cập nhật tin tức mỗi ngày.
 
Để nghe nhạc, cô cài đặt ứng dụng Keeng trên mạng xã hội âm nhạc Keeng.vn. Đây là địa chỉ nghe nhạc miễn phí lưu lượng 3G cho thuê bao Viettel, miễn phí Quà tặng âm nhạc kèm lời nhắn hàng ngày. Đồng thời có các tính năng đặc biệt như nghe nhạc cùng Sao, hẹn giờ tự động tắt, bật nhạc … 
 
Để đọc tin tức, cô truy cập Tinngan.vn- Là trang tin tổng hợp duy nhất ở Việt Nam có đặc trưng thông tin nhanh – ngắn – chắt lọc để phù hợp với việc đọc trên di động. Đặc biệt, việc đọc tin, nghe Radio tin tức hay xem Video trên Tin Ngắn hoàn toàn miễn cước 3G cho khách hàng Viettel. Tương tự, khi có nhu cầu đọc sách, cô chọn dịch vụ Anybook, cước thuê bao chỉ 9.000 đồng/tháng, cũng miễn cước data khi truy cập và đọc sách trên di động…
 
Cũng chọn gói 3G rẻ, sau đó đăng ký thêm những gói cước chuyên dụng để nghe nhạc, cập nhật tin tức…, Đỗ Minh Đức, sinh viên Đại học Bách Khoa cho rằng đó là cách dùng Mobile Internet tiết kiệm và hiệu quả nhất. Đức đăng ký gói Mimin, không mất tiền cước thuê bao hằng tháng, chỉ trả 75 đồng cho mỗi 50KB phát sinh khi cần dùng, để đủ điều kiện làm thành viên của Keeng.vn – trang nghe nhạc online miễn phí data. Nhờ vậy, Đức được nghe nhạc trực tuyến thỏa thích mỗi ngày mà không bị tính data vào gói 3G, thậm chí cậu còn được miễn phí 5 tin nhắn mỗi ngày để gửi Quà tặng âm nhạc kèm lời nhắn đến bạn bè.
 
“Hầu như nhu cầu nào của người dùng cũng có gói dịch vụ chuyên biệt như đọc sách/báo, nghe nhạc, xem TV, xem clip… Nếu chỉ dùng 3G chủ yếu cho một hoặc 2 dịch vụ thì mình thấy tận dụng các gói ưu đãi đó rất tiết kiệm chi phí, mà dùng lại thoải mái hơn nhiều”, Đức nói.
 
Vì nhu cầu online mail, Facebook liên tục nên chị Hồ Quỳnh Anh, nhân viên ngân hàng ở Hà Nội vẫn “trung thành” với dịch vụ 3G trọn gói, chấp nhận mức cước 3G 70.000 đồng mỗi tháng sau khi tăng giá, được truy cập Internet không giới hạn dung lượng. Song, chỉ bằng một mẹo rất nhỏ, chị tính ra thấy khoản ngân sách đầu tư cho cước viễn thông mỗi tháng thay đổi không đáng kể.
 
Chị cho biết, trước đây, mỗi dịp được khuyến mãi thẻ nạp 50%, chị chỉ nạp 200.000 đồng, nhưng hầu như cuối tháng nào cũng phải nạp thêm 50.000 đồng “chống cháy”, chờ đến ngày ưu đãi tiếp theo. Vậy nên, bây giờ, mỗi khi có khuyến mãi giá trị thẻ cào, chị nạp luôn 250.000 đồng. Khoản tiền được tặng thêm vào tài khoản 2 so với trước đây không có, chị xem như bù cho chi phí cước 3G vừa tăng giá. 
 
“Tổng chi phí gần như không đổi mà được thêm 100MB data tốc độ cao, giờ có 600MB truy cập nhanh mỗi tháng, dùng cũng thấy đã hơn”, chị Quỳnh Anh nói.
 
Bên cạnh đó, theo tư vấn của một người bạn, chị Quỳnh Anh còn tạo cho mình thói quen thường xuyên kiểm tra các ứng dụng cài đặt trên smartphone và tắt các ứng dụng tự động cập nhật, tránh tình trạng thiết bị cập nhật các ứng dụng nặng làm tốn dữ liệu 3G.
Viettel
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo