Quốc tế

Tiêu chuẩn kép của NATO sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh với Nga

(DNVN) - "Liên minh Bắc Đại Tây Dương nên giảm áp lực lên Nga và nên tôn trọng các lợi ích và phạm vi ảnh hưởng của nước này" tờ “Lợi ích dân tộc” của Mỹ (The National Interest) viết.

Bài viết cũng nêu rõ, các nhà lãnh đạo phương Tây thờ ơ đối với ý kiến ​​của Matxcơva đã thông qua quyết định triển khai thêm bốn tiểu đoàn NATO sát gần biên giới phía Tây của Nga.

NATO tin chắc rằng, quyết tâm hành động của họ có thể ảnh hưởng đến Matxcơva, nhưng, ở châu Âu và Hoa Kỳ chỉ có rất ít người nhận thức được rằng, Nga coi việc mở rộng NATO về phía Đông là sự đe dọa trực tiếp tới lợi ích an ninh quốc gia.

Tiêu chuẩn kép của NATO sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh với Nga.

Tác giả bài báo Ted Galen Carpenter cho rằng, lãnh đạo các nước phương Tây nên thay đổi lập trường trong quan hệ với Nga, nếu không thì sự lạnh nhạt trong quan hệ với Nga có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện, còn sự leo thang xung đột có thể dẫn đến chiến đấu thực tế.Chính quyền Mỹ từ chối thừa nhận rằng, Matxcơva có các khu vực ảnh hưởng (dù nói về khu vực nhỏ nhất) dọc theo đường biên giới của Nga, bài báo viết. Trong vấn đề này, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều có ý kiến thống nhất và gọi phản ứng tự nhiên từ phía Matxcơva là cuộc "xâm lược".

Ông Carpenter lưu ý đến thực tế rằng, nước Nga hiện nay không ấp ủ ý tưởng để giải cứu thế giới như đã từng có dưới thời Liên Xô khi Matxcơva đã cố gắng mở rộng khu vực ảnh hưởng đến số lượng tối đa các nước trên thế giới. Phương hướng ưu tiên của nước Nga hiện nay đang tập trung vào các nước Đông Âu, Trung Á và Biển Đen, mà theo truyền thống lịch sử đó là các khu vực lợi ích chiến lược của Nga. Và cái gọi là "hành động cứng rắn" của Nga tại Nam Ossetia, Abkhazia và Crym đều có cơ sở lớn hơn so với hành động mang tính chất ép buộc tách Kosovo ra khỏi Serbia với sự hỗ trợ của NATO, tác giả nhận định.

Người Mỹ cần tự đặt ra câu hỏi: tại sao Ukraina, Gruzia và các nước Baltic đều nằm trong những lợi ích sống còn của Hoa Kỳ. Có nên chấp nhận rủi ro đối đầu quân sự với Nga vì lợi ích đảm bảo an toàn cho họ hay không? Cường quốc vĩ đại nên có một thái độ sáng suốt và chấp nhận các khu vực ảnh hưởng của cường quốc khác, tác giả kết luận.

Nên đọc
Hòa Lộc (theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo