Tiểu thương quay quắt kiệt vốn, bị dồn nợ
Hết tiền… mất mùa làm ăn
Khác với những năm trước khi mùa làm ăn tết đã đến, hàng hóa thường được nhập về chất đầy sạp chợ thì năm nay, dạo qua các chợ trên địa bàn Hà Nội thấy không khí chuẩn bị hàng tết khá yêu ắng, tiểu thương ỉu xìu trước mùa làm ăn lớn trong năm bởi thiếu vốn nhập hàng.
Chị Nguyễn Thị Vân, tiểu thương bán các mặt hàng phụ kiện thời trang tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, buôn bán ế ẩm quanh năm, hàng hóa lấy bán mùa trước tồn lại nhiều, chất đống ở nhà khiến vốn quay vòng bị chết di.
“Giờ vào mùa cao điểm làm ăn, cần vốn nhập hàng về bán và chuẩn bị cho vụ hàng vào mùa tết vậy mà kẹt lỗi, tiền mặt trong tay không còn bao nhiêu nên vào mùa làm ăn cũng chịu”.
Chị Vân tâm sự, những năm trước, tiểu thương tại các chợ đầu mối bán sỉ cho lấy hàng theo kiểu nợ gối đầu, lấy hàng đợt sau mới phải trả tiền hàng đợt trước thỏa mái, còn năm nay, nhất là vào thời gian này, nhiều người không còn áp dụng phương thức đó bởi nợ đọng quá nhiều, họ cũng sợ không có vốn quay vòng làm ăn. Và giờ thì tiền có bao nhiêu họ xuất hàng cho mình bấy nhiêu.
“Mặc dù đã chuyển mùa, tuy nhiên số hàng đông về chợ còn khá khiêm tốn. Nhiều quầy, sạp, hàng hè vẫn được tiểu thương bày bán bởi hàng đông chưa có tiền nhập về, còn nếu sạp có hàng đông bày thì phần lớn là hàng tồn từ năm ngoái, năm nay đem ra bán tiếp”, chị Thu Hoài tiểu thương chợ Cổ Nhuế (Từ Liêm) nói.
Anh Nguyễn Hồng Quân, chủ một sạp hàng tại chợ đầu mối Đồng Xuân cho hay, không chỉ có tiểu thương tại các chợ tồn đọng hàng mới cạn tiền mặt mà ngay cả dân chuyên bán buôn, bán sỉ cũng còn khó khăn, tiền nằm chôn trong nợ đọng và hàng hóa nên thiếu vốn quay vòng.
Anh Quân kể, vì thời gian trước cho các tiểu thương chợ lẻ nợ quá nhiều mà đến bây giờ vẫn chưa thể thu hồi hết được. Nợ đọng lại còn chất đầy khó thu hồi được ngay, hết vốn, cạn tiền nên hàng nhập về để bán sỉ cũng giảm đi. Các đợt nhập hàng về chợ rồi phân phối cho tiểu thương tại các chợ bán lẻ ngày càng thưa dần.
Anh Lê Văn Thuận ở Đan Phượng (Hà Nội), một người buôn bán tự do cũng than thở: “Bây giờ trong túi không có đồng tiền mặt nào, bao nhiều vốn liếng đều nằm trong xe cộ, hàng hóa cả. Các chủ đại lý mình đổ hàng cho họ thì mỗi người nợ một ít bởi vậy biết rằng những tháng cuối năm là thời điểm dễ làm ăn nhưng cũng không biết làm thế nào”.
Anh Thuận chia sẻ: Cùng thời điểm này năm ngoài, anh đang nhập mạnh những mặt hàng phục vụ cho mùa đông và cho dịp tết để đánh hàng buôn cho các cơ sở kinh doanh trên miền ngược. Vậy mà thời điểm này năm nay, mấy chiếc ô tô cũ mua về rồi không bán được ngốn hết sạch vốn khiến anh giờ này mặc dù không muốn cũng phải “bình thản” ngồi chơi.
Đủ cách xoay ra tiền mặt
Sức mua trên thị trường đang có sự suy giảm nghiêm trọng, hàng hóa ế ẩm, tồn kho từ doanh nghiệp sản xuất tới nhà phân phối, bán lẻ khiến nguồn vốn quay vòng ứ đọng, ách tắc ở hàng hóa mà chưa có dấu hiệu thay đổi.
Để tự cứu sống mình, không muốn bỏ qua cơ hội dễ làm ăn nhất trong năm, đồng thời muốn vớt lại chút ít sau cả một năm dài hàng hóa vắng bóng khách, mỗi người đều tìm cho mình một cách giải quyết riêng nhưng tựu chung lại vẫn nhằm vào mục đích xoay ra tiền mặt để có vốn quay vòng
Chị Vân cho biết, mặc dù theo dự đoán của nhiều người là xu hướng tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm nay sẽ giảm đi so với năm trước do người dân thắt chặt chi tiêu nhưng hiện tại chị mới nhập được khoảng 1/4 số hàng phục vụ cho việc buôn bán cuối năm, số còn lại đang chờ có tiền mặt để nhập hàng tiếp.
“Tôi đang tính thế chấp cái sổ đỏ cho người bạn hay vay mượn bạn bè người thân để lấy ít tiền nhập tiếp hàng về chứ đống hàng tồn lại từ mùa trước mùa này đâu có bán được đâu”, chị Vân tính.
Nhiều tiểu thương khác, ngoài thời gian bán hàng tại chợ, buổi tối còn tranh thủ mang số hàng tồn của mình ra vỉa hè các khu phố bán thanh lý với giá gốc hoặc chịu lỗ để thu hồi vốn nhanh hơn.
Chị Oanh tiểu thương chuyên bán giầy dép tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết, tính đến thời điểm này, sau nhiều ngày đem đống hàng tồn ra vỉa hè khu vực chợ Xanh bán, số vốn thu lại được cũng kha khá. Ở chợ này, mấy người buôn bán quầy áo thời trang hay giày dép đều đang áp dụng cách này.
Chị Oanh lý giải, vay số tiền tới vài trăm triệu trong tình hình này đâu có dễ. Vay ngân hàng thì cần phảoi có tài sản thế chập mà thủ tục rờm rà phức tạp, còn nếu có vay được lấy vốn làm ăn từ bạn bè cũng phải chịu mức lãi suấ cắt cổ nên mình cứ áp dụng các bán thanh lý hàng tồn giá gốc rồi thu được đồng nào hay đồng đó, đỡ phải đi vay nhiều.
Tương tự, anh Thuận cũng đang cố đi thu hồi hết phần nợ đọng và tìm khách bán gấp mấy cái ô tô cũ để có vốn xoay vòng . Anh cho biết, số đỏ nhà rồi xe hơi đều đem đi cắm hết nên chẳng còn cách nào xoay tiền vào lúc này. Giờ thu hồi nợ được đến đâu mình nhập hàng tới đó chứ cứ đổ buôn cho các đầu mối trên ngược ào ào mà họ vẫn nợ tràn lan nợ thì thà không làm con hơn.
Theo ghi nhận của PV, phần lớn tiểu thương được hỏi từ các chợ đầu đối tới chợ bán lẻ đều than vãn rằng năm nay buôn bán ế ẩm, họ đều bị mắc kẹt trong đống hàng tồn và thiếu vốn quay vòng. Đặc biệt, họ còn như ngồi trên đống lửa bởi mùa làm ăn cuối năm đã đến, họ đang tìm đủ cách xoay ra tiền mặt nhưng với số
Đoàn Huế (Theo VEF)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi