Thị trường

Tín hiệu khả quan cho rau quả Việt

Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo địa phương, DN để hướng dẫn bà con nông dân thực hiện đầy đủ giải pháp về giống, quy trình, kỹ thuật canh tác đồng thời cũng xây dựng chuỗi giá trị làm sao để nông sản Việt Nam nói chung và trái cây Việt Nam nói riêng đáp ứng mục tiêu xuất khẩu ngày càng cao.

Theo Bộ NN&PTNT, tháng 3/2018 kim ngạch XK mặt hàng rau quả đạt 300 triệu USD, nâng kim ngạch XK quý I/2018 ước đạt 950 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2017. Hàng rau quả của Việt Nam XK chủ yếu tới một số thị trường chính như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản…

>> Xem thêm: Sản phẩm chất lượng Hàn, giá thành Việt được hàng loạt hoa hậu, người đẹp yêu thích

Kim ngạch XK hàng rau quả tới những thị trường này đều tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2018. Trong đó, kim ngạch XK tới thị trường Trung Quốc dẫn đầu đạt 502,1 triệu USD, tăng 62,1% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tới 77,3% tổng kim ngạch XK hàng rau quả của Việt Nam.

Áp dụng khoa học để nâng tầm chất lượng trái cây Việt.

Đáng chú ý, sau một thời gian dài đàm phán, mới đây, New Zealand đã đồng ý cho Việt Nam XK trái chôm chôm sang thị trường nước này. Như vậy, sau xoài và thanh long thì chôm chôm là loại trái cây thứ 3 XK được sang thị trường khó tính này. Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên được New Zealand cấp phép XK chôm chôm tươi vào thị trường khó tính này. Sự kiện này mở ra cơ hội phát triển rất lớn cho ngành chôm chôm của Việt Nam.

“Quả chôm chôm vào được thị trường New Zealand cũng khẳng định lợi thế cơ hội của trái cây Việt Nam; đồng thời khẳng định chất lượng của trái cây Việt Nam đã được cải thiện. Bởi vì New Zealand là một thị trường kiểm soát rất nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch thực vật”, ông Lê Quốc Doanh nói.

Là DN chuyên XK trái cây, ông Đàm Quang Thắng - Tổng giám đốc Agricare chia sẻ: New Zealand là một thị trường rất khó tính, nếu đưa được sản phẩm vào thị trường này thì cũng là cơ hội cho DN nói riêng và trái cây Việt Nam nói chung có thể XK vào các thị trường khó tính khác trên thế giới. Sau sự kiện này chúng tôi sẽ tiếp cận với các DN phía New Zealand, tìm hiểu và mở rộng sang thị trường này. Hy vọng trong thời gian sớm nhất lô hàng chôm chôm sẽ cập bến thị trường New Zealand.

Bà Wendy Matthews - Đại sứ New Zealand tại Việt Nam nhận định, sự hợp tác mạnh mẽ và chia sẻ nhiều nhu cầu tương đồng giữa Việt Nam với New Zealand sẽ còn phát triển hơn nữa khi còn nhiều sản phẩm nông nghiệp khác cũng là điểm mạnh của Việt Nam như tiêu, cà phê, thanh long... Đặc biệt, trong bối cảnh Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết vào ngày 8/3 tại Chile, sẽ có rất nhiều cơ hội lớn mở ra cho ngành nông nghiệp của Việt Nam.

Tuy nhiên, bà Wendy Matthews cũng lưu ý, những cơ hội đó phải được dựa trên những sản phẩm và hệ thống chất lượng cao, cũng như những hiểu biết sâu rộng về xây dựng thương hiệu và tiếp thị trên các thị trường quốc tế.

 

“New Zealand mong sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong những lĩnh vực chuyên môn này để Việt Nam phát triển hơn trong việc XK nông sản sang những thị trường mới”, bà Wendy Matthews chia sẻ thêm.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Quốc Doanh cho biết, trái cây được xác định là 1 trong 5 mặt hàng nông sản chiến lược của Việt Nam, đạt kim ngạch XK trên 3,5 tỷ USD. Thời gian qua, ngành chức năng, các DN và nông dân đã tích cực áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến để nâng tầm chất lượng trái cây Việt, giúp nhiều sản phẩm thâm nhập được vào các thị trường khó tính.

Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo địa phương, DN để hướng dẫn bà con nông dân thực hiện đầy đủ giải pháp về giống, quy trình, kỹ thuật canh tác đồng thời cũng xây dựng chuỗi giá trị làm sao để nông sản Việt Nam nói chung và trái cây Việt Nam nói riêng đáp ứng mục tiêu xuất khẩu ngày càng cao.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, xu hướng tiêu dùng hiện nay không chỉ là ăn no, ăn nhiều mà đã chuyển thành ăn ngon, ăn sạch. Theo đó, những thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… sẵn sàng chấp nhận trả giá cao để nhập trái cây sạch, an toàn.

Với việc đồng bộ nhiều giải pháp, tỷ lệ trái cây XK không chỉ dừng lại ở con số từ 10 - 15% trong tổng sản lượng như hiện nay. Bên cạnh đó, trái cây Việt XK sẽ không dừng ở mức hơn 3,5 tỷ USD trong năm 2017 mà có thể tăng lên 5 tỷ USD, thậm chí 7 tỷ USD trong thời gian tới.

 

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh: “Hiện nay, với sự vào cuộc rất mạnh mẽ của các địa phương, DN và nông dân trong việc thực hiện đầy đủ giải pháp về giống, quy trình, kỹ thuật canh tác đồng thời cũng xây dựng chuỗi giá trị đáp ứng mục tiêu XK ngày càng cao. Tin tưởng rằng XK trái cây sẽ tăng nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới”.

Nên đọc
Theo Thời báo Ngân hàng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo