Hi-tech

Tin tặc Trung Quốc đánh cắp 16 triệu USD từ các tài khoản ngân hàng Nhật Bản

Số lượng tin tặc đánh cắp các tài khoảng ngân hàng của Nhật Bản đã đạt một con số kỷ lục, và cảnh sát Nhật Bản cho rằng các nhóm tội phạm Trung Quốc đang đứng đằng sau các vụ đánh cắp.

Tin tặc dụ khách hàng tự tiết lộ mật khẩu tài khoản ngân hàng của mình, sau đó thực hiện các hành vi chuyển tiền tinh vi

 

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho biết: Những tên tội phạm này đã đánh cắp 1,85 tỷ Yên (16 triệu USD) từ các tài khoản cho vay của Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ, và Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui trong nửa năm đầu 2014, vượt qua kỷ lục 1,41 tỷ Yên của cả năm 2013. Trong 133 vụ bị bắt giữ liên quan đến trộm cắp trong suốt thời gian đó, Trung Quốc đã hình thành nên một nhóm lớn nhất với 83, hoặc 62%, gần gấp đôi so với với các vụ bị Nhật Bản bắt giữ. “Chúng tôi thấy mối liên hệ rất sâu giữa Trung Quốc và những nhóm tin tặc” - Arichika Eguchi- Giám đốc cơ quan Cảnh sát điều tra mạng nói. “Sự giàu có của người Nhật đang chảy vào Trung Quốc” - ông Arichika Eguchi chia sẻ thêm.

Cảnh sát Nhật cho biết thêm: Các nhóm tin tặc Trung Quốc xâm nhập vào các tài khoản ngân hàng Nhật Bản bằng cách lừa đảo khách hàng mở những phần mềm độc hại hoặc tiết lộ mật khẩu của họ. Chúng ăn cắp tiền bằng cách chuyển nó đến các tài khoản ngân hàng khác ở Nhật Bản, sau đó thuê những người sống tại đó rút tiền bằng ATM. Những người vận chuyển tiền cho các đồng sự ở Nhật sử dụng nó để mua hàng hóa rồi gửi chuyển về Trung Quốc. Sau đó các sản phẩm được bán với số tiền thu được sẽ để lại cho kẻ cầm đầu.

Những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mitsubishi UFJ, Sumitomo Mitsui, và Tập đoàn Tài chính Mizuho đã và đang cảnh báo cho khách hàng về sự gia tặng trộm cắp trực tuyến và bồi thường cho các nạn nhân dựa theo từng trường hợp cụ thể. Ồng Hiroshi Koide-  Giáo sư về trí tuệ nhân tạo của Viện Công nghệ Kyushu chia sẻ rằng đất nước Nhật Bản là một mục tiêu dễ dàng bởi vì sự giàu có và là láng giềng lân cận với Trung Quốc, cũng như thiếu kinh nghiệm trong việc đối phó với tin tặc.

Tại Nhật Bản, nhiều người trong số những người bị bắt là “tay sai” rút tiền cho những tên cầm đầu. “Họ thường xuyên trao đổi sinh viên và học viên đến từ Trung Quốc” - những người chấp nhận công việc mà không hề nhận ra là họ đang câu kết với tội phạm - Giám đốc cơ quan Cảnh sát điều tra mạng Eguchi chia sẻ. “Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng đó là một công việc bán thời gian”.

Dai Wan - một nữ sinh viên 22 tuổi người Trung Quốc đang theo học tại Nhật Bản đã bị bắt sau khi rút 12 triệu Yên từ các tài khoảng ngân hàng trực tuyến của Nhật Bản. Dai Wan hành động theo hướng dẫn thông qua dịch vụ tin nhắn QQ của Trung Quốc. Dai Wan bị cáo buộc đã rút tiền khỏi máy ATM tại các cửa hàng tiện lợi trong thành phố trong hơn hai tháng, bắt đầu từ tháng Ba.

Cô bị buộc tội gửi tiền cho những công dân Trung Quốc khác hiện sinh sống ở Nhật Bản để mua những món hàng xa xỉ và một số mặt hàng khác, mà có thể vận chuyển về Trung Quốc để bán với giá cao hơn. Shibata nói “Tiền họ ăn cắp ở Nhật Bản sẽ cho họ lợi nhuận ở Trung Quốc”. Dai Wan bị kết tội với hành vi trộm cắp và được chuyển giao cho hình sự, giam giữ để xét xử tại Tòa án Quận Kyoto. Luật sư của Dai Wan, ông Hiromasa Nakaya nói rằng khách hàng của ông không nhận thức được rằng cô đang câu kết với tội phạm hoặc làm việc cho bang nhóm, cô ấy chỉ nghĩ rằng đó là một công việc bán thời gian hợp pháp.

Khách hàng khi truy cập vào trang web của Ngân hàng Mitsubishi UFJ, hay các đơn vị cho vay của Mitsubishi UFJ sẽ thấy các cảnh báo màu đỏ và vàng với đoạn văn bản kêu gọi họ không nhập mật khẩu vào những thư điện tử từ phản hồi của công ty. Trang web này cũng cảnh báo người dùng về vi rút máy tính và đưa ra các phần mềm bảo vệ.

Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Nhật Bản Nobuyuki Hirano cũng là Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ đã phát biểu tại một cuộc họp báo trong tháng Mười: “Đó là một trò chơi giữa mèo và chuột, họ luôn luôn tiến lên với những thủ thuật và dường như cũng là một bước phòng thủ của chúng tôi”.

 

Diễn đàn Doanh nghiệp
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo