Xã hội

Làm rõ chiêu thức dựng “chiến công long trời lở đất" của Chủ tịch Hội Chiến sỹ thành cổ Quảng Trị 1972

DNVN - Sau khi Doanh nghiệp VN đăng tải bài “Trục lợi trên danh tiếng chiến sỹ thành cổ Quảng Trị 1972”, nhiều cựu chiến binh đã chiến đấu trên chiến trường Bình - Trị - Thiên đã bức xúc phản ánh đến tòa soạn về hành vi mạo nhận đeo Huân chương Quân công giải phóng của ông Lê Xuân Tánh – Chủ tịch Hội chiến sỹ thành cổ Quảng Trị 1972.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, một cựu binh từng chiến đấu ở Cửa Việt (Quảng Trị) năm 1973 bức xúc: “Ông Lê Xuân Tánh chưa từng nhập ngũ, chưa từng chiến đấu bằng súng với Mỹ ngày nào tại sao dám đeo Huân chương Quân công giải phóng”. Tiến sĩ Khải cho biết thêm: “Tôi đã từng được đơn vị bình bầu đề nghị phong thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng 3 vì thành tích bắn cháy xe tăng Mỹ nhưng tôi đã từ chối vì khẩu súng tôi sử dụng đã được đồng đội mang hộ 20 km trên đường hành quân. Không lẽ nào giờ người ta có thể mạo nhận chiến công mà đeo bừa huân huy chương”.
Ông Lê Xuân Tánh bị các cựu binh chống Mỹ phát hiện đeo Huân chương Quân công giải phóng giả.

Ông Lê Xuân Tánh bị các cựu binh chống Mỹ phát hiện đeo Huân chương Quân công giải phóng giả.

Huân chương Quân công giải phóng dành tặng thưởng cho các chiến sĩ lập chiến công xuất sắc.

Huân chương Quân công giải phóng dành tặng thưởng cho các chiến sĩ lập chiến công xuất sắc.

Để rộng đường dư luận, PV Doanh nghiệp VN đã liên lạc ông Lê Xuân Tánh – Chủ tịch Hội Chiến sỹ thành cổ Quảng Trị năm 1972 để xác minh thông tin. Ông Lê Xuân Tánh khẳng định ông có 4 Huân chương, gồm: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, Huân chương Quyết thắng, Huân chương Chiến công giải phóng (đúng phải là Quân công giải phóng – PV) và Huân chương Lao động. Tuy nhiên khi PV đặt câu hỏi về giấy chứng nhận các huân chương, thì ông Lê Xuân Tánh cho biết: “Có mẩu giấy chứng nhận nhỏ nhỏ, người ta đi đánh còn đâu nữa mà mà… thời gian mấy chục năm rồi ai còn giữ”.

Ông Lê Xuân Tánh tự tạo cho mình một hình ảnh chiến binh anh hùng.

Ông Lê Xuân Tánh tự tạo cho mình một hình ảnh chiến binh anh hùng.

 

Ông Lê Xuân Tánh cho biết Huân chương Chiến công giải phóng ông được tặng thưởng là do chính ông đã thực hiện trận đánh vào Trung tâm chỉ huy Việt – Mỹ ở thị xã Quảng Trị ngày 30/3/1969. “Trận đó là một trận đánh nổi tiếng trong chiến tranh đó”, ông Tánh khẳng định.
Sau một hồi tìm kiếm ngược xuôi trên Google, cuối cùng PV cũng tìm được một thông tin về trận đánh của ông Lê Xuân Tánh được đăng tải trên trang web của UBND thị xã Quảng Trị ngày 25/4/2013 dưới tiêu đề “Đánh địch trong lòng thị xã Quảng Trị” và tác giả bài viết chính là ông Lê Xuân Tánh (nguyên trinh sát an ninh Quảng Hà).

Bài viết mô tả "chiến công kinh thiên động địa" của ông Lê Xuân Tánh trên web của UBND thị xã Quảng Trị.

Bài viết mô tả "chiến công kinh thiên động địa" của ông Lê Xuân Tánh trên web của UBND thị xã Quảng Trị.

Trong bài viết này, ông Lê Xuân Tánh đã kể lại quá trình chuẩn bị và lập chiến công như sau: “…sau một vài ngày đồng chí Việt Hà, Phó Ban An ninh Quảng Hà bàn giao cho tôi một gói thuốc nổ loại hợp chất C4 cực mạnh và 3 kíp hẹn giờ loại 15 phút”. Sau hai ngày trinh sát và chuẩn bị kế hoạch tôi quyết định đánh vào trung tâm chỉ huy hành quân hỗn hợp Việt - Mỹ tại thị xã Quảng Trị. Trung tâm chỉ huy hành quân Việt - Mỹ do một trung tá Mỹ chỉ huy, nơi nghiên cứu vạch kế hoạch tổ chức và chỉ huy các cuộc hành quân càn quét tại Quảng Trị. Trung tâm được canh phòng cẩn mật, thường xuyên có một máy bay trực thăng túc trực và nhiều xe quân sự khác hoạt động”.
“Để đánh có hiệu quả cao, tôi gói và buộc chặt thuốc nổ vào một cái áo mưa và trộn thêm bi sắt để gây sát thương lớn. Được các đồng chí Lê Minh Lái và Lê Văn Dăng giúp sức, tôi nhanh chóng đặt thuốc nổ tại cổng trung tâm chỉ huy hành quân, nơi có nhiều xe Jeep và lính Mỹ đang tụ tập”, ông Tánh viết.
Điều khá hài hước là cánh cửa của Trung tâm chỉ huy Việt – Mỹ được ông Tánh mô tả như cánh cửa của nhà dân: “Đúng 8 giờ ngày 30/3/1969 khi chiếc cổng của Trung tâm chỉ huy hành quân Việt- Mỹ mở thì chất nổ phát hoả làm rung chuyển cả thị xã Quảng Trị, nhiều xe quân sự bốc cháy, xác lính Mỹ - nguỵ nằm ngổn ngang, các tên sĩ quan khác lên trực thăng để bay đi thì máy bay rơi và bị bốc cháy”.

Tút Facebook của ông Tánh tự kể về chiến công đánh Trung tâm chỉ huy tác chiến Việt - Mỹ ngày 30/3/1969.

Tút Facebook của ông Tánh tự kể về chiến công đánh Trung tâm chỉ huy tác chiến Việt - Mỹ ngày 30/3/1969.

 

Sau khi đăng tút, thấy không ai bóc mẽ ông Tánh liền đưa tút Facebook này lên trang web của thị xã Quảng Trị.

Sau khi đăng tút, thấy không ai bóc mẽ ông Tánh liền đưa tút Facebook này lên trang web của thị xã Quảng Trị.

Toàn bộ câu chuyện chiến công đặt thuốc nổ làm rung chuyển cả thị xã Quảng Trị và vụ nổ khiến cả máy bay rơi của ông Tánh chỉ duy nhất có một nhân chứng có thể xác thực được là “đồng chí Việt Hà, Phó Ban An ninh Quảng Hà”. Thế nhưng, trong một bài báo “Chiến đấu giữa lòng kẻ thù” của báo Quảng Trị được đăng tải ngày 24/4/2012 thì đồng chí Nguyễn Việt Hà, Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Trưởng Ban An ninh thị xã Quảng Hà đã kể lại rất nhiều trận đánh nổi tiếng của Ban An ninh thị xã Quảng Hà trong giai đoạn 1967 - 1972 nhưng lại không hề nhắc tới trận đánh kinh thiên động địa, rơi cả máy bay của ông Lê Xuân Tánh?!.

Theo báo Quảng Trị thì không hề có trận đánh nào vào Trung tâm chỉ huy tác chiến Việt-Mỹ ngày 30/3/1969.

Theo báo Quảng Trị thì không hề có trận đánh nào vào Trung tâm chỉ huy tác chiến Việt-Mỹ ngày 30/3/1969.

 

Tìm kiếm trên Facebook thì nick “Lê Xuân Tánh” đã đăng tải chiến công cho nổ tung Trung tâm chỉ huy Việt – Mỹ trên một tút từ ngày 23/2/2013. Như vậy sau 2 tháng đăng một tút về chiến công giả tưởng trên Facebook và thấy không ai bóc mẽ, ông Lê Xuân Tánh đã mạnh dạn đưa “chiến công” của mình lên trang web của UBND thị xã Quảng Trị ngày 25/4/2013.
Theo tìm hiểu của PV Doanh nghiệp VN, ông Lê Xuân Tánh sinh năm 1952. Từ tháng 2/1967 đến tháng 6/1969, ông Lê Xuân Tánh là trinh sát an ninh, từ 7/1969 đến tháng 4/1972 bị địch bắt, từ 5/1972 đến tháng 8/1973 là Xã đội phó xã Hải Trí. Như vậy khi lập được chiến công kinh thiên động địa ông Tánh mới 17 tuổi.

Nhiều tổ chức nhầm lẫn ông Lê Xuân Tánh là trung tướng.

Nhiều tổ chức nhầm lẫn ông Lê Xuân Tánh là trung tướng.

Về việc trang web của Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam đăng thông tin ông Lê Xuân Tánh – Chủ tịch Hội Chiến sỹ thành cổ Quảng Trị năm 1972 là “trung tướng”, khi được PV hỏi ông Lê Xuân Tánh chỉ nói: “Có khi nào mà mình mang quân hàm đâu. Mình phải thấy mình là thế nào chứ”.
Đỗ Văn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo