Xã hội

Phận thương hồ trên sông Hậu

DNVN - Sau nhiều thập niên sống lang bạt, nổi trôi trên những chiếc ghe mưu sinh bên nước bạn, nhiều thương hồ gốc Việt đã quyết định rời Biển Hồ (Campuchia) trở về đất mẹ để tìm cuộc sống mới. Hành trình trở về của họ vô cùng vất vả, gian truân trong cảnh không giấy tờ tuỳ thân đã khiến cái nghèo, sự thất học đeo bám họ qua nhiều thế hệ

Sau nhiều ngày "ngược xuôi" lo máy lọc nước cho người dân miền Tây, Thủy Tiên vẫn một mực từ chối làm điều này / Tín ngưỡng thờ cúng “chủ đất” của dân tộc Pa Cô ở miền Tây Quảng Trị

Hành trình trở về

Tại sông Hậu (thuộc khóm Đông Thịnh I, phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) hiện vẫn còn một “xóm ghe” như thế. Xóm này hình thành và tồn tại đã 20 năm nay. Công việc chính của họ là chạy đò, bán vé số, phụ hồ, làm công nhân cho các nhà máy. Được tạo điều kiện, ba trăm hộ đã lên bờ định cư bắt đầu cuộc sống mới, còn lại khoảng 35 hộ vẫn ở lại tiếp tục cuộc sống nổi trôi theo cơn sóng dập dềnh của dòng sông Hậu.

còn lại khoảng 35 hộ không tấm giấy lộn lưng đành phải ở lại tiếp tục cuộc sống nổi trôi theo cơn sóng dập dềnh của dòng sông Hậu.

Ngoài những hộ đã được lên bờ, tại "xóm ghe" trên sông Hậu còn khoảng 35 hộ không tấm giấy lộn lưng đành phải ở lại tiếp tục cuộc sống nổi trôi theo cơn sóng dập dềnh của dòng sông này.

Theo ghi nhận, xóm ghe Đông Thịnh I nằm dọc bên sông Hậu được xếp dãy thành hàng. Mỗi ghe đậu mỗi kiểu, có chiếc diện tích tàm tạm thì dành hẳn mũi và lái làm không gian sinh hoạt. Ghe nhỏ lụp xụp chỉ che tạm bợ vài tấm bạt sau lái để nấu nướng. Nhiều ghe được thiết kế như trên đất liền, chỉ có điều nền gỗ, nổi trên mặt sông là những chiếc phao làm bằng thùng phuy hoặc thùng xốp.

Ông Tư Giàu (ngụ địa phương) cho biết: Trước đây, Biển Hồ của vương quốc Campuchia được xem là miền đất hứa, bởi nơi đây giàu cá tôm. Sau bao năm lam lũ nơi xứ người, họ tìm về cố hương với cảnh tay trắng. Bên đó, gia đình ông làm nghề giăng lưới, thả câu đắp đổi qua ngày. Ban đầu với 1.000 thước lưới là đóng vài trăm ngàn, với thời gian đánh bắt chỉ vỏn vẹn trong 6 tháng khô, còn tháng nước lũ thất nghiệp do cơ quan chức năng phía Campuchia cấm đánh bắt. Đối với những trường hợp đánh bắt lén lút bị phát hiện sẽ tịch thu ngư cụ hoặc phạt cả triệu đồng.

Với chiếc xuồng mỏng manh nhưng nhiều người dân gốc Việt đã liều mình vượt qua Biển Hồ với đoạn đường hơn 300km theo dòng Mê Kông để trở về quê. Nói về hành trình trở về trong cảnh thập tử nhất sinh, ông Hai Lớn kể lại: “Chuyến đi kéo dài 2 ngày 2 đêm, không còn nhớ bao nhiêu cây số nhưng chạy hết 50 lít dầu. Tôi và người em thay phiên nhau lái, còn vợ và những đứa con thay nhau hì hục tát nước vì ghe lủng. Từ sáng đến trưa trời nắng như thiêu đốt, mui ghe quá bé nhỏ không đủ chỗ cho 10 đứa con trẻ. Vậy là cứ thay nhau, đứa vô mui, đứa ra ngoài đội nắng”.

Sau nhiều ngày lênh đênh, chịu hết trận sóng này đến trận khác họ đã cập bến. “Thời điểm ấy, tư trang mặc kệ, cứ để cho mưa, sóng dập tơi tả, quần áo không còn giữ được cái nào khô ráo. Sau những cơn nóng lạnh liên hồi, một số đứa con nít lăn ra sốt. Biết là liều mạng nhưng do chúng tôi không có đủ tiền đi xe đò đành phó thác cho số phận”, ông Lớn nhớ như in hành trình tìm về đất mẹ.

Mỗi ghe đậu mỗi kiểu, có chiếc diện tích tàm tạm thì dành hẳn mũi và lái làm không gia sinh hoạt. Ghe nhỏ lụp xụp chỉ che tạm bợ vài tấm bạt sau lái để nấu nướng. Nhiều ghe được thiết kế như trên đất liền, chỉ có điều nền gỗ, nổi trên mặt sông là những chiếc phao làm bằng thùng phuy hoặc thùng xốp.

Mỗi ghe đậu mỗi kiểu, có chiếc diện tích tàm tạm thì dành hẳn mũi và lái làm không gia sinh hoạt. Ghe nhỏ lụp xụp chỉ che tạm bợ vài tấm bạt sau lái để nấu nướng. Nhiều ghe được thiết kế như trên đất liền, chỉ có điều nền gỗ, nổi trên mặt sông là những chiếc phao làm bằng thùng phuy hoặc thùng xốp.

Đối với một số gia đình có điều kiện hơn thì họ còn cách bỏ lại ghe đi xe về Việt Nam, sau đó họ mua ghe, bè để cùng gia nhập “xóm ghe”.

Gia đình có 6 nhân khẩu sống ở xóm ghe này từ năm 1980. Cách nay khoảng 5 năm, bà Trần Thị Nguyệt được bố trí lên bờ nhưng vợ chồng vẫn quay lại nơi chôn nhau cắt rốn để mưu sinh. Bà Nguyệt cho biết: “Vợ chồng tôi dân gốc là Campuchia về đây sinh sống đã ba mươi mấy năm, ngoài việc chạy đò ai thuê gì thì làm nấy. Trước khi chuyển lên khu dân cư chỗ nương thân là chiếc ghe nổi”.

Theo lời bà Nguyệt, dân xóm ghe không chỉ khó khăn về điện, nước mà môi trường sống rất ô nhiễm bởi cống cầu Cái Sơn, Tầm Bót đổ thẳng ra sông rất hôi thối. Muốn giặt quần áo hoặc tắm họ phải chờ đến con nước lớn.

Bà Trần Thị Dương (66 tuổi, ngụ khóm Đông Thịnh I) kể lại, trước đây bà quê ở TP Rạch Giá, Kiên Giang. Năm 40 tuổi bà cùng chồng và các con qua Biển Hồ đánh bắt cá vì nghe bên ấy làm ăn được. Sau bao năm đánh bắt nguồn cá cạn kiệt, tiền đóng thuế tăng cao khiến cuộc sống rơi vào khủng hoảng. Ngoài việc lo cái ăn, gia đình còn khổ hơn khi những đứa con nay ốm mai đau.

“Thời kỳ đó nào là đau ban, phong, sốt rét… trong khi đó mình đâu có tiền đưa con đi điều trị. Tính ra tôi có tổng cộng 12 người con nhưng 7 đứa chết ở Biển Hồ, đứa lớn nhất 33 tuổi còn đứa nhỏ mới 2 - 3 tuổi”, bà Dương kể lại trong xót xa.

Sợ những đứa con sinh ra chết “yểu” như anh chị nên cả gia đình bà Dương vượt biển về lại Rạch Giá. Tuy nhiên do bỏ địa phương đi nên phần đất của gia đình đã bị tịch thu chia cho người khác. Tài sản sau bao năm chỉ còn lại chiếc ghe bầu nên vợ chồng bà Dương chèo chống lên TP.Long Xuyên tham gia vào xóm ghe Đông Thịnh I mưu sinh.

Theo nhiều hộ dân cố cựu, sống trên ghe nên khi chết sẽ đưa đi an táng ở các nghĩa trang từ thiện gần đó. Mấy trăm hộ dân cũng có chừng ấy chiếc ghe, gánh vác hơn ngàn dân làm việc và sinh hoạt hàng ngày như: ăn trên ghe, ngủ trên ghe, tắm giặc cũng trên ghe.

Chông chênh theo từng cơn sóng

Chưa được hỗ trợ di dời lên bờ, cuộc sống của hàng chục hộ con ngày ngày đối mặt với hiểm nguy mỗi khi giông gió về vì họ chọn mặt sông làm nền nhà. Sống trên ghe họ đã từng chứng kiến mấy chục trường hợp bị đuối nước do say rượu, leo rào và vui đùa của trẻ em khi bố mẹ vắng nhà. Cái sự bi thương đó năm nào cũng lặp lại.

Ngồi trên chiếc ghe xung quanh chất đầy các vật dụng phế liệu và đối với gia đình những ngày mưa gió là nỗi ám ảnh. Anh Mai Văn Dũng (37 tuổi) cho biết vợ chồng anh từ Biển Hồ về xóm ghe Đông Thịnh 1 đã 11 năm nay. Chiếc ghe nhỏ là nơi 2 vợ chồng 3 đứa con ở. Vợ anh và đứa con lớn đi vớt cá sình để bán cho các bè nuôi cá. Còn anh và 2 con nhỏ thì ngày ngày đi mua phế liệu và giao nước đá cho các thương lái trên chợ nổi. Đến nay gia đình đã thay 3 ghe. Chiếc ghe đang ở tốt hơn trước vì mua lại của gia đình được bố trí tái định cư. Ở bè này sợ lắm, giông gió không dám ngủ. Ghe từng bị giông gió chìm gãy làm đôi cũng may là cả nhà nhảy qua ghe của cha vợ kế bên để thoát thân.

Theo anh Dũng, 2 đứa cháu của anh cũng bị đuối nước cách nay hơn 3 năm. Sau khi con chết người anh cũng bị ghe chở cá đụng chết. Người có con chết còn lại cũng vì buồn chán cảnh lênh đênh sông nước nên bỏ xứ đi Tây Ninh. Mong mỏi của anh là muốn được lên bờ cho ổn định hơn, 3 đứa con được đi học vì không có giấy tờ.

 2 đứa cháu của anh cũng bị đuối nước cách nay hơn 3 năm.

Anh Dũng vẫn còn ám ảnh khi nhắc lại câu chuyện 2 đứa cháu của anh bị đuối nước cách đây hơn 3 năm.

Ông Nguyễn Văn Hên (47 tuổi) kể: Năm 1981 cả nhà qua Biển Hồ để đánh bắt cá. Năm 2014, vợ chồng ly dị cũng như việc đánh bắt phải đóng nhiều loại thuế nên cha con quyết định quay về. Hiện ông và con trai Tuấn Anh (12 tuổi) ngày ngày đi mua ve chai để có tiền sống đắp đổi qua ngày.

“Hai cha con không mảnh giấy lộn lưng, đứa nhỏ cũng không biết chữ. Nếu bè này mục cũng không có tiền mua bè mới. Đã quá chán kiếp sống lênh đênh trên ghe lắm rồi. Mỗi lần trời nổi cơn giông là không thể nào mà yên giấc được. Rất muốn lên bờ nhưng cũng đợi chờ mòn mỏi vì lấy đâu ra một lúc cả trăm triệu đồng để mua đất cất nhà”, ông Hên rơm rớm nước mắt.

"Lên bờ" tìm con chữ

Mới đây, UBMT Tổ quốc Việt Nam TP Long Xuyên phối hợp Đảng ủy phường Mỹ Phước tổ chức lễ khánh thành và trao nhà khu dân cư Đại đoàn kết Hòa Thạnh (khóm Hòa Thạnh, phường Mỹ Thạnh) cho các hộ sinh sống trên ghe khóm Đông Thịnh 1. Có 24 hộ dân sinh sống trên ghe được nhận nhà Đại đoàn kết diện tích từ 40 - 48m2. Căn nhà được lót nền gạch, khung tiền chế, vách gạch, mái tôn, có nhà vệ sinh. Tổng kinh phí xây dựng hơn 1,6 tỷ đồng.

Người dân nơi đây với mong mỏi duy nhất là được lên bờ để con cái có điều kiện được học hành.

Người dân nơi đây với mong mỏi duy nhất là được lên bờ để con cái có điều kiện được học hành.

Được bố trí tái định cư 5 năm nay nhưng vợ chồng vẫn tìm về xóm ghe để chạy đò, ông Nguyễn Văn Cho (64 tuổi, ngụ khóm Tây Khánh 8, phường Mỹ Hòa) kể rằng, năm 1997 hai vợ chồng cùng 4 đứa con đi ghe từ Biển Hồ về định cư tại phường Mỹ Bình rồi sau đó dời về Mỹ Phước.

Cách nay 5 năm, gia đình được cấp sổ hộ khẩu và bán nền nhà trả chậm ở khóm Tây Khánh 8. Để có nguồn thu nhập ổn định, vợ chồng quyết định chợ nổi để chạy đò. Theo lời ông Cho, vợ chồng rất vui mừng khi được hỗ trợ tái định cư. Những năm tháng sống trên bè là nỗi ám ảnh với vợ chồng, bởi người con 9 tuổi bị đuối nước trong lúc bất cẩn.

Đại diện Công an phường Mỹ Phước cho biết: Dân xóm bè còn khoảng 25 hộ, còn nếu tính luôn dân chợ nổi là khoảng 50 hộ gia đình. Những hộ sống lâu năm đã được bố trí tái định cư và tạo nhiều điều kiện để sinh sống, con cái học hành.

Thái Cường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm