Thủ tướng đặt mục tiêu đưa Việt Nam vào top 30-35 nền kinh tế lớn thế giới
TP Hồ Chí Minh: Tạp chí Khoa học phổ thông tặng quà các gia đình chính sách tại huyện Bình Chánh / Panasonic được vinh danh trong top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững
Cuộc họp nhằm thảo luận về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) và kế hoạch cho giai đoạn 2026-2030.
Thủ tướng yêu cầu Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, tiếp thu, giải trình và bổ sung các nội dung đã được Bộ Chính trị có ý kiến và ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo trước khi trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10.
Thủ tướng lưu ý, việc đánh giá giai đoạn 5 năm vừa qua cần làm nổi bật những thành tựu đạt được, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức. Qua đó, cho rõ bản lĩnh, tự tin, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, nắm chắc tình hình, lãnh đạo hiệu quả từ các cấp ban ngành, bao gồm Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Chính phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp giữa Thường trực Chính phủ với Thường trục Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cần đề ra các mục tiêu và giải pháp khả thi để đối phó với thách thức kinh tế. Các giải pháp này phải đi kèm với sự giám sát chặt chẽ, kịp thời tháo gỡ khó khăn,thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước và xử lý những vấn đề mới nổi.
Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ các chỉ tiêu cần phấn đấu, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng, trong khi Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, quy mô nhỏ, độ mở cao nhưng sức chống chịu hạn chế, với bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và phục hồi chậm.
Về định hướng phát triển cho giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng chỉ đạo phải đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt chú trọng vào việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Người đứng đầu Chính phủ đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn toàn cầu và đạt mức thu nhập trung bình cao.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Thủ tướng đề nghị, cần huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội thông qua hợp tác công - tư và nguồn đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, tập trung vào các lĩnh vực mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, công nghiệp văn hóa
Ngoài ra, Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách thể chế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, doanh nghiệp là trung tâm.
Song song với đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp đường sắt, năng lượng xanh và sạch; thực hiện đề án chống biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long; triển khai các dự án liên kết vùng, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối với Trung Quốc, TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ, và hệ thống đường sắt đô thị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo