Quốc tế

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thoát chết là nhờ Nga

(DNVN)-Theo báo chí Iran, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thoát chết là nhờ Nga bởi ông đã được tình báo Nga cảnh báo về một cuộc đảo chính quân sự chỉ ít giờ trước khi xe tăng xuất hiện trên các tuyến phố của Istanbul và Ankara vào ngày 15/7.

Báo chí Iran đưa tin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thoát chết trong vụ đảo chính tuần trước là nhờ Nga, bởi ông đã được tình báo Nga cảnh báo về một cuộc đảo chính quân sự chỉ ít giờ trước khi xe tăng xuất hiện trên các tuyến phố của Istanbul và Ankara vào ngày 15/7 vừa qua. 

Tờ Fars News của Iran cho rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thoát chết là nhờ tình báo Nga (Ảnh: BBC)

Fars News dẫn các nguồn tin ngoại giao cho hay, tuần trước, quân đội Nga đã nghe trộm liên lạc của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy một cuộc đảo chính quân sự đang được tổ chức nhằm chống lại chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Thông tin sau đó đã được chuyển cho Tổ chức Tình báo Quốc gia (MIT) của Thổ Nhĩ Kỳ. 

Thông tin nghe trộm được bao gồm cả liên lạc từ máy bay trực thăng ra lệnh cho binh lính bắt giữ hoặc sát hại Tổng thống Erdogan ở thị trấn nghỉ mát Marmaris. 

Mối quan hệ  giữa Ankara và Matx-cơ-va rơi vào tình trạng căng thẳng kể từ vụ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga tại không phận Syria vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, tình hình này đã cải thiện sau khi ông Erdogan chính thức đưa ra lời xin lỗi Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước.

"Các nguồn tin ngoại giao cho biết, sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của ông Erdogan đã chuyển biến chỉ 1 tuần trước cuộc đảo chính là nguyên nhân chính thúc đẩy một số nước khác khiêu khích và hứa ủng hộ cho quân đội phát động đảo chính, và cũng chính sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại đó đã cứu ông ấy", hãng tin Fars News viết. 

Trong khi chưa chính phủ nào ra tuyên bố về thông tin trên, tuyên bố chính thức của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra hôm 19/7 cho thấy MIT đã nhận được một số cảnh báo. 

 

Vụ đảo chính bất thành hôm 15/7 đã khiến gần 300 người thiệt mạng và trên 1.400 người bị thương. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen, cựu đồng minh của ông Erdogan, một nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo lưu vong ở Mỹ, là chủ mưu đảo chính. Sau đó, Ankara đã yêu cầu Mỹ trục xuất ông Gulen. Tuy nhiên, Mỹ thông báo chỉ hành động khi có bằng chứng xác thực, dù lên án cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ. 

Sau cuộc đảo chính này, Ankara đã tiến hành chiến dịch trấn áp chưa từng có trong tiền lệ nhằm vào các đối tượng bị tình nghi dính líu đến đảo chính. Gần 50.000 cá nhân đã bị "sờ gáy" như một phần của chiến dịch thanh trừng, trong đó có lực lượng quân nhân, giáo viên, thẩm phán và công chức. 

Hôm 20/7, Tổng thống Erdogan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 3 tháng "nhằm xóa bỏ mối đe dọa này càng sớm càng tốt". 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho rằng, các quốc gia bên ngoài có thể đã đóng vai trò trong cuộc đảo chính bất thành tuần trước. 

"Những quốc gia khác có thể đứng sau vụ đảo chính Những kẻ theo giáo sĩ Gulen có nguồn tin tình báo tuyệt vời, theo đó có thể đã lên kế hoạch cho tất cả những việc này. Tất cả những mối liên quan sẽ được làm sáng tỏ trong thời gian tới", ông Erdogan nhấn mạnh. 

Nên đọc

 

NM (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo