Top 10 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
Trong đó chỉ riêng hai nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác và nhóm máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện chiếm đến 32,% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 6/2016 đạt trị giá 2,53 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng trước. Tính đến hết 6 tháng đầu năm nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt gần 13,09 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn FDI đạt kim ngạch 7,07 tỷ USD, chiếm 54,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này.
Các thị trường cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 6 tháng đầu năm 2016: Trung Quốc đạt kim ngạch gần 4,16 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 31,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Hàn Quốc đạt kim ngạch 2,66 tỷ USD, giảm 1,4%, chiếm tỷ trọng 20,3%; Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 1,99 tỷ USD, giảm 21,2%, chiếm tỷ trọng 15,2%; thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch gần 1,47 tỷ USD, giảm 0,9%, chiếm tỷ trọng 11,2%; ...
Vải các loại: nhập khẩu vải các loại trong tháng 6/2016 đạt 911 triệu USD, giảm 11,2% so với tháng trước, tính đến hết tháng 6/2016 nhập khẩu vải các loại đạt gần 5,06 tỷ USD, tăng nhẹ 1,7% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, khối doanh nghiệp có vốn FDI nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 3,1 tỷ USD, chiếm 61,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Các thị trường cung cấp vải các loại cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 gồm: Trung Quốc với kim ngạch hơn 2,63 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; Hàn Quốc đạt 910 triệu USD, tăng nhẹ 0,3%, chiếm tỷ trọng 18%; Đài Loan đạt kim ngạch 738 triệu USD, giảm 5,1%, chiếm tỷ trọng 14,6%;
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy: trong tháng 6/2016 được nhập khẩu 416 triệu USD, giảm 18,1% so với tháng trước. Tính đến hết 6 tháng/2016 nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 2,53 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn FDI nhập khẩu đạt gần 1,82 tỷ USD, chiếm 72% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 gồm: Trung Quốc đạt kim ngạch 920 triệu USD, chiếm 36,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; đứng thứ 2 là Hàn Quốc đạt 392 triệu USD, chiếm 15,5%; Đài Loan đạt 237 triệu USD, chiếm 9,4%; ...
Sắt thép các loại: nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 6/2016 đạt 1,84 triệu tấn, trị giá 820 triệu USD, tăng 10,7% về lượng, và 16,8% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2016 nhập khẩu sắt thép các loại đạt 9,66 triệu tấn, trị giá 3,81 tỷ USD, tăng 43,9% về lượng, tuy nhiên chỉ tăng 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước
Trong 6 tháng/2016, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 5,63 triệu tấn, trị giá hơn 2,1 tỷ USD, chiếm 58,3% về lượng và 55,2% về trị giá sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam, đứng thứ 2 là Nhật Bản là 1,47 triệu tấn, trị giá 592 triệu USD, chiếm 15,2% về lượng và 15,5% về trị giá.
Ô tô nguyên chiếc các loại: Trong tháng 6, số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam gần 8,7 nghìn chiếc, giảm 29,1% so với tháng trước như tăng 4,9% về trị giá do nhập khẩu
Tính đến hết tháng 6, cả nước nhập khẩu 49,9 nghìn xe trị giá hơn 1,21 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi đạt 20,4 nghìn chiếc, trị giá 375 triệu USD, tăng 15,9% về lượng và 69,4% về trị giá so với với cùng kỳ năm 2015. Ô tô tải các loại đạt 21,9 nghìn chiếc, trị giá 458 triệu USD, tăng 2,3% về lượng nhưng giảm 19,8% về trị giá. Các loại xe ô tô khác đạt 7,6 nghìn chiếc, trị giá 379 triệu USD, giảm mạnh 46,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi được nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản với 3,7 nghìn chiếc trị giá 143 triệu USD, tăng 62% về lượng và tăng 103,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015; đứng thứ 2 là Đức với 1,6 nghìn chiếc, trị giá 51 triệu USD, tăng 83,8% về lượng và 65%; xe ô tô nhập khẩu từ Thái Lan cũng tăng mạnh với 3,6 nghìn chiếc, trị giá 41 triệu USD, tăng 79,5% về lượng và 93,5% về trị giá...
Các thị trường Hàn Quốc lại đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá với 24,6% lượng và 16,3% về trị giá đối với xe từ Hàn Quốc, với 3,2 nghìn chiếc, trị giá 20 triệu USD; xe ô tô từ Ấn Độ cũng giảm 19,2% về lượng và 20% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015, với 5,4 nghìn chiếc, trị giá 21 triệu USD ...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu