TP. HCM chi gần 10.000 tỷ chống ngập úng
Tin tức trên báo Công an nhân dân, thực hiện xã hội hóa và kêu gọi vốn vay ưu đãi xây dựng các công trình chống ngập cho thành phố trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020, vừa qua, UBND TP. HCM đã chọn dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1)” của Trungnam Group theo hình thức hợp đồng công tư (BT) với tổng vốn gần 10.000 tỉ đồng.
Tân Chủ tịch UBND TP. HCM ông Nguyễn Thành Phong, tại kỳ họp 20 HĐND thành phố khóa 8 cũng đã xác định tình trạng ngập nước, kẹt xe là những vấn đề cấp bách nhất đối với người dân thành phố cần phải ưu tiên giải quyết.
Đánh giá về hiện trạng ngập, UBND TP. HCM cho biết tốc độ đô thị hóa ở thành phố diễn ra nhanh, dân số tăng nhanh (sau 40 năm tăng gấp 5 lần với dân số hơn 10 triệu người chưa tính dân vãng lai) dẫn đến quá tải hạ tầng, hệ thống thoát nước. Báo Vnexpress thông tin.
Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi dẫn đến tình trạng ngập úng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về thực hiện các Quy hoạch thoát nước và chống ngập úng TP. HCM , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu thành phố phải tập trung giảm ngập, tạo chuyển biến rõ rệt trong 5 năm tới, trước hết là ở khu trung tâm.
Dự án giải quyết ngập sẽ xây dựng 6 cống kiểm soát triều tên các cửa rạch kênh: Bến Nghé, Phú Xuân, Cây Khô, Tân Thuận, Phú Định và Mương Chuối. Hệ thống cống Mương Chuối theo thiết kế, sẽ vận hành theo nguyên tắc: mùa mưa cửa tiêu nước sẽ mở do mực nước thượng lưu lớn hơn hạ lưu và ngược lại.
Mùa khô cống sẽ đóng mở cửa tiêu nước khi mực nước thượng lưu lớn hơn hạ lưu và mực nước hạ lưu lớn hơn +0,6 m (mực nước thấp nhất cần đảm bảo môi trường sinh thái phía trong cống). Các cống thiết kế rộng 40 -160m, cao trình đáy 3,5-10m, tàu thuyền có thể giao thông khi cửa mở hoàn toàn.
Xây dựng mới 3 trạm bơm chống ngập tại cống Phú Định, Tân Thuận và Bến Nghé và hệ thống đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh (giai đoạn 1) khoảng 7,8 km đê/kè ở các đoạn xung yếu, 25 cống nhỏ dưới đê từ Vàm Thuật đến Mương Chuối, Nhà quản lý trung tâm dự án và hệ thống SCADA.
Dự án sẽ triển khai từ ngày 26/12, với tổng vốn đầu tư cho dự án gần 10.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự kiến 36 tháng và hoàn thành thi công trong năm 2018.
End of content
Không có tin nào tiếp theo