Quốc tế

Trả đũa lẫn nhau, căng thẳng Nga - Mỹ sẽ khó kiểm soát

Nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo mối quan hệ Nga - Mỹ đang trở nên khó kiểm soát khi 2 nước này trả đũa lẫn nhau...

Ngày 31/8, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nước này đã yêu cầu Nga đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại thành phố San Francisco thuộc tiểu bang California cùng 2 cơ sở Thương vụ tại thủ đô Washington và thành phố New York. Động thái này nhằm đáp trả việc Điện Kremlin yêu cầu Mỹ cắt giảm số lượng nhân viên ngoại giao tại Nga, theo tin tức trên báo VnExpress.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết, Bà Nauert cho hay phía Mỹ đang yêu cầu Chính phủ Nga đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại San Francisco cùng hai cơ sở ngoại giao, một ở thủ đô Washington và một ở thành phố New York. Việc đóng cửa các cơ sở này phải được hoàn tất trước ngày 2/9 tới.

Căng thẳng ngoại giao Nga - Mỹ liên tục leo thang trong thời gian qua. Ảnh: Reuters.

Ngoài việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại San Francisco, phía Mỹ cũng yêu cầu Nga giảm số lượng nhân viên ngoại giao tại Đại sứ quán ở thủ đô Washington và Tổng lãnh sự quán tại New York. Theo bà Nauert, với động thái đối đẳng trên, tại mỗi nước sẽ có 3 Tổng lãnh sự quán với tổng cộng 455 nhân viên ngoại giao.

Đánh giá về việc này, cựu chuyên gia phân tích tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Philip Giraldi phát biểu với kênh RT (Nga): “Đó là một sự leo thang đáng tiếc về một vòng trừng phạt chống Nga bởi chính quyền Trump”. “Điều này tạo ra một vòng xoáy trừng phạt và trả đũa bất tận mà không có lối thoát dễ dàng nào. Nó không phải một dấu hiệu cho thấy Nhà Trắng thực chất đang tìm cách để cải thiện quan hệ với Kremlin”, ông Giraldi lập luận, theo tin tức trên TTXVN.

Trong khi đó, cựu đại sứ Anh tại Syria và Bahrain, ông Peter Ford lại tin tưởng quyết định đóng cửa 3 cơ sở ngoại giao Nga là một ví dụ cho sự mâu thuẫn trầm trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ và là kết quả cuộc một cuộc vật lộn đang diễn ra trong nội bộ chính quyền.

“Tôi nghĩ hành động của Mỹ vừa hoang tưởng vừa lưỡng cực cùng lúc. Người Nga có lẽ sẽ thấy rất rắc rối để đọc vị hành xử của Mỹ, hoàn toàn không có tính kiên định”, Ford phát biểu với kênh RT. 

Cựu nhân viên ngoại giao Mỹ Jim Jatras thì cho rằng: “Đối với nhiều người ở Washington, các quan hệ tồi tệ với Nga là một dấu chấm hết cho chính nó, chứ không phải một phương tiện để kết thúc. Nếu có ai đó trong chính quyền của ông (Trump) muốn cải thiện quan hệ với Nga, đó chính là ông ấy – tuy nhiên tôi có thể nói rằng ông ấy là người duy nhất”.

 

Ông Dan Kovalik, giáo viên môn nhân quyền quốc tế tại Đại học Pittsburgh lại nêu ý kiến cá nhân rằng cuộc khủng hoảng leo thang này do phía Mỹ châm ngòi. “Ngay khi có vẻ như là một bước đột phá giữa Mỹ và Nga tại hội nghị thượng đỉnh G-20, Quốc hội Mỹ đã phản ứng về khả năng của một sự hòa hoãn bằng một dự luật áp đảo và hiệu lực lập tức áp đặt một vòng trừng phạt mới chống Nga, nhằm vào hoạt động buôn bán khí đốt tự nhiên của Nga tại châu Âu”.

Ông Kovalik cho rằng: “Đã đến lúc Mỹ cần rút khỏi các hoạt động khiêu khích Nga và tìm một con đường để hợp tác với Nga như bạn bè và đối tác như Nga đã mong muốn nhiều năm nay”.

“Biện pháp trả đũa lẫn nhau sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho mọi người trên trái đất, trừ khi chúng ta cuối cùng có được một sự nhất quán trong lãnh đạo Mỹ, để rút lui khỏi bờ vực”, giáo sư truyền thông Mark Crispin tại Đại học New York cho biết. 

Nên đọc
Công Danh (tổng hợp theo TTXVN, VnExpress)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo