Thị trường

Trăm dâu đổ đầu... người tiêu dùng

Chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng bộ Giao thông vận tải và bộ Tài chính xem xét giảm giá phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương để phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, cần thiết phải giảm 50% mức phí so với hiện hành cho loại phương tiện vận tải thương mại.

Ông Thái Văn Chung, tổng thư ký hiệp hội Vận tải hàng hoá TP. Hồ Chí Minh, thẳng thắn bày tỏ quan điểm như trên trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 28/2. Đây cũng là một trong những nội dung của bản kiến nghị vừa được hội Vận tải hàng hoá TP. Hồ Chí Minh gửi lên Chính phủ, bộ Giao thông vận tải, bộ Tài chính.


 
Theo ông Chung, sau ngày thu phí đường cao tốc, rất nhiều doanh nghiệp vận tải tỏ ra bức xúc về mức phí cũng như dự tính đặt thêm trạm thu phí trên quốc lộ 1A của chủ đầu tư.


 
Theo ông, nếu kiến nghị trên không được đồng chấp thuận?



Nếu bắt buộc đi đường cao tốc, nhà vận tải phải tăng cước, đương nhiên chủ hàng phải nâng giá bán sản phẩm của mình. Với quy trình đó, người tiêu dùng cuối cùng, trong đó có nông dân phải trả thêm tiền 


 
Nếu không giảm phí thì ngay lập tức nó sẽ tác động trực tiếp làm tăng giá cả hàng hoá dịch vụ trong khi điều kiện kinh tế hiện nay còn rất khó khăn. Điều đáng nói hơn, những tác động đó, cuối cùng cũng đổ lên đầu người tiêu dùng. Theo tôi, nếu vì quyền lợi người dân, vì lợi ích chung của xã hội, trong đó có mục tiêu an toàn giao thông thì phải giảm phí.


 
Ông có thể chứng minh?


 
Hiện nay các doanh nghiệp vận tải hàng hoá tại TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại sử dụng chủ yếu xe vận tải có tải trọng trên 10 tấn hoặc xe đầu kéo container. Với mức phí 8.000 đồng/km, đi 40km, doanh nghiệp phải trả 320.000 đồng/lượt, tương ứng với 640.000 đồng/chuyến là quá cao.


 

Trong khi đó, một chuyến xe chở hàng trong bán kính khoảng 100km thì chủ xe chỉ lãi khoảng 300.000 – 400.000 đồng, chưa đủ để đóng phí sử dụng đường cao tốc. Vì thế, trước mắt các chủ xe, lái xe phải chọn quốc lộ 1A để duy trì lợi nhuận ở mức tối thiểu. Nếu bắt buộc đi đường cao tốc, nhà vận tải phải tăng cước, đương nhiên chủ hàng phải nâng giá bán sản phẩm của mình. Với quy trình đó, người tiêu dùng cuối cùng, trong đó có không ít nông dân khu vực miền Tây phải trả thêm tiền khi mua hàng hoá, dịch vụ, “đảm bảo” lợi nhuận cho các nhà kinh doanh.


 
Tình trạng này cũng sẽ xảy ra với những người dân đi xe khách vì đương nhiên giá vé sẽ tăng.


 
Theo ông, ở đây khái niệm “thuận mua vừa bán” đã được nhìn nhận như thế nào?


 
Đây là dịch vụ đặc thù nên khái niệm “thuận mua vừa bán” không thể sử dụng mà cần sự can thiệp của Nhà nước để đảm bào hài hoà quyền lợi của các bên và của chung toàn xã hội.


 
Vì thế chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng bộ Giao thông vận tải và bộ Tài chính xem xét giảm giá phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương để cân đối hài hoà lợi ích cho các bên và đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội. Và hơn hết là đảm bảo quyền lựa chọn dịch vụ của người dân.


 
Tại sao ông kiến nghị xem lại biểu phí theo hướng giảm 50% so với mức hiện hành cho loại phương tiện vận tải thương mại?



Xe khách sẽ tăng giá cước


Ông Nguyễn Thành Lan, chủ ba xe 16 chỗ chạy tuyến Vị Thanh – TP. Hồ Chí Minh, cho hay, hiện ông và không ít đồng nghiệp đang tính toán tăng giá cước vận chuyển mỗi hành khách lên 5.000 đồng để bù đắp cho chi phí lưu thông qua đường cao tốc. Theo ông Lan, với một chuyến đưa khách lên TP. Hồ Chí Minh và ngược lại ông phải mất 60.000 đồng phí đường cao tốc. Như vậy, vị chi một ngày ông mất 360.000 đồng (một xe một ngày chạy hai lượt đi về), nếu không tăng giá thì khó đảm bảo được lợi nhuận để chi trả tiền tài xế, lãi ngân hàng vay mua xe..
.


 
Nhìn chung, mức phí sử dụng đường cao tốc hiện nay là chưa hợp lý. Ví dụ: xe khách 12 chỗ có chênh lệch lớn về số ghế với xe 30 chỗ nhưng lại thu đồng mức 1.500 đồng/km (nhóm 2).

 

Trong khi đó, ở nhóm xe tải lại quá “rát”, như xe tải chở 17 tấn hàng sẽ trả 4.000 đồng/km (nhóm 4) nhưng nếu chỉ chở thêm một tấn hàng thì phải trả phí gấp đôi, đến 8.000 đồng/km (nhóm 5).

 

Để tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải, giảm thiểu chi phí thì nên gom hai nhóm 4 và 5 về một mức thu hoặc áp mức thu phí chung cho xe đầu kéo chở container tối đa là 4.000 đồng/km.


 
Về chủ trương xây trạm thu phí trên quốc lộ 1A để “điều tiết giao thông” cho đường cao tốc của chủ đầu tư, quan điểm của hiệp hội thế nào?


 
Căn cứ theo các quy định về phí và lệ phí, phương tiện vận tải không sử dụng dịch vụ đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương thì không có nghĩa vụ trả phí để hoàn vốn cho tuyến đường này.

 

Do đó, lấy lý do “đặt thêm trạm thu phí trên quốc lộ 1A nhằm điều tiết giao thông trên tuyến đường này và hỗ trợ nguồn thu cho đường cao tốc” là không đúng với quy định.


 
Chưa kể, chủ trương của bộ Giao thông vận tải là sẽ dần bỏ các trạm thu phí của Nhà nước để hạn chế tình trạng phí chồng phí cho người sử dụng dịch vụ giao thông đường bộ. Nếu lập thêm trạm thu phí trên quốc lộ 1A thì sẽ mâu thuẫn với chủ trương nói trên.


 
Vì những lý do trên, chúng tôi kiến nghị Chính phủ không cho phép lắp đặt thêm trạm thu phí trên quốc lộ 1A để hỗ trợ thu phí cho đường cao tốc. Kiến nghị Chính phủ, bộ Giao thông vận tải, bộ Tài Chính nên có chính sách phí phù hợp để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng đường cao tốc.

 

Mức phí ban hành phải có lộ trình tăng phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với pháp luật để đạt được đồng thời nhiều mục tiêu là hoàn vốn cho Nhà nước, điều tiết giao thông và tạo động lực cho phát triển kinh tế của vùng miền Tây và Đông Nam bộ.


 
Ông nghĩ gì về suy luận: nếu chủ đầu tư không dồn được xe vào đường cao tốc thì khó bán dự án này cho doanh nghiệp khác?


 
Tôi có nghe suy diễn như thế nhưng thực hư thế nào tôi chưa biết cụ thể. Nhưng theo tôi, đây là dự án đầu tư lớn nên họ tìm mọi cách, mọi phương án để thu hồi vốn, trong đó có việc tính phí cao và dồn xe vào đường cao tốc.
 

Theo SGTT

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo