Tràn lan dâu tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt
Chỉ cần gắn mác Đà Lạt , dâu tây TQ lập tức được người bán hét giá từ 120.000-150.000 đồng/kg, trong khi giá thực chỉ khoảng 40.000-45.000 đồng/kg.
Buôn hàng bình dân bán giá đặc sản
Những ngày này, đi dọc nhiều con phố ở Hà Nội Yên Phụ, Đại Cồ Việt, Giải Phóng, Hồ Tùng Mậu (Hà Nội)… người đi đường dễ bắt gặp những xe chở dâu tây bán rong với màu đỏ bắt mắt, quả dâu tươi rói còn nguyên cả cuống. Chỉ cần dừng xe hỏi mua, khách sẽ được người bán quảng cáo những quả dâu chín mọng kia có xuất xứ từ Đà Lạt và kèm theo đó là cái giá "xứng đáng" từ 120.000 - 150.000 đồng/kg (tùy quả to hay bé).
Anh Thạch - bán dâu tây tại đường Yên Phụ, Hà Nội đang mải miết nhặt dâu lên kệ hàng bày bán cho khách khoe: “đây là dâu Đà Lạt đấy, giá mở hàng anh lấy 100.000 đồng/kg còn lại anh đều bán 150.000 đồng/kg, bán lẻ là 20.000 đồng/lạng”.
Thùng dâu được anh Thạch rao là dâu Đà Lạt chính hiệu lại đựng trong chiếc thùng xốp toàn chữ Trung Quốc để dưới gầm xe. Khi chúng tôi thắc mắc: “Sao dâu Đà Lạt lại được đóng trong thùng xốp Trung Quốc?", anh Thạch "tỉnh bơ": “Thùng xốp có tiếng Trung này là của loại dâu khác, người bán hàng đựng vào cho đẹp hơn và đỡ dập hơn thùng cac-ton”.
Trong khi đó, tại chợ Long Biên (Hà Nội) những thùng xốp đựng dâu tây in tiếng Trung Quốc như của anh Thạch để ngổn ngang dưới đất. Các chủ hàng thường chia dâu từ thùng đóng vào hộp xốp loại 1 kg và 500 gram để bán cho khách với giá 50 nghìn đồng/kg, mua cả thùng giả rẻ hơn rất nhiều.
Nhiều chủ hàng thừa nhận đấy là dâu Trung Quốc vì giá rẻ, quả to, 1 kg được rất nhiều quả thích hợp cho việc bán hoa quả dầm, sinh tố… Bà chủ hàng Th. (chợ Long Biên) cho biết: “Dâu tây Đà Lạt làm gì có nhiều mà bán giá đó, năm nay 100 nghìn/kg mua buôn còn chẳng có lấy đâu ra thùng lớn thùng bé”.
Dâu tây chia ra làm hai loại mà người bán hàng thường gọi là dâu nếp, dâu tẻ. Lợi dụng việc phân loại này, người bán hàng đã đánh lừa người tiêu dùng bằng mác dâu Đà Lạt.
Chị Phương - chủ shop hoa quả miền Nam trên phố Lê Trọng Tấn cho biết, những hoa quả miền Nam đưa ra trừ bưởi có độ bền lâu còn đa số nhanh hỏng. Dâu Tây cũng không ngoại lệ.
Theo kinh nghiệm của chị Phương, đa số dâu thường được ngâm qua một loại hóa chất để giúp quả tươi hơn nếu bị ngâm hóa chất thì dâu tây trong nước cũng nguy hiểm cho sức khỏe chứ không nói gì đến dâu tây Trung Quốc. Nhưng hoa quả trong nước thường được giám sát kỹ càng hơn.
Kinh nghiệm phân biệt dâu tây Đà Lạt
Tại phố Đại Cồ Việt, có khoảng hơn 10 xe chở rong bán dâu tây và giá cả so với giá tại chợ Long Biên gấp khoảng 2 đến 3 lần, những trái dâu nhập khẩu từ Trung Quốc trở thành đặc sản của Đà Lạt.
Người bán hàng quảng cáo là dâu Đà Lạt và được người bán niêm yết với giá chung như sau một loại 10.000 đồng/lạng một loại 20.000 đồng/lạng. Loại dâu nếp quả nhỏ, đỏ sẫm bán với giá 20.000 đồng/lạng, dâu tẻ quả nhạt hơn, to hơn có giá 10.000 đồng/lạng.
Trong khi người bán lẻ trực tiếp khẳng định dâu này là dâu Đà Lạt thì người bán buôn tại chợ đầu mối phủ kín thông tin đều là dâu Trung Quốc.
“Dâu tây Đà Lạt gốc thường không sử dụng loại thuốc nào thì chỉ hai ngày là héo và thâm hết cuống nhưng dâu Trung Quốc bán ngoài đường 3 ngày cuống vẫn to và tươi xanh” – chị Lam cho biết.
Bằng kinh nghiệm bán hoa quả nhiều năm, chị Lam chia sẻ: Dâu Đà Lạt quả nhỏ, nặng chắc, ăn mềm dai và chua thanh chứ không chua "lảnh" như dâu Trung Quốc. Đặc biệt, dâu Đà Lạt không thể để được lâu, chỉ dùng trong 2,3 ngày ở nhiệt độ 15 độ C. Còn nắng hanh thì một ngày dâu đã héo cuống và thâm.
Trong khi đó, những người bán dâu rong trên đường, trong chợ đều thề rằng “dâu tây Đà Lạt được đưa bằng máy bay ra Hà Nội nên quả tươi và ngon”.
Những ngày này, đi dọc nhiều con phố ở Hà Nội Yên Phụ, Đại Cồ Việt, Giải Phóng, Hồ Tùng Mậu (Hà Nội)… người đi đường dễ bắt gặp những xe chở dâu tây bán rong với màu đỏ bắt mắt, quả dâu tươi rói còn nguyên cả cuống. Chỉ cần dừng xe hỏi mua, khách sẽ được người bán quảng cáo những quả dâu chín mọng kia có xuất xứ từ Đà Lạt và kèm theo đó là cái giá "xứng đáng" từ 120.000 - 150.000 đồng/kg (tùy quả to hay bé).
Anh Thạch - bán dâu tây tại đường Yên Phụ, Hà Nội đang mải miết nhặt dâu lên kệ hàng bày bán cho khách khoe: “đây là dâu Đà Lạt đấy, giá mở hàng anh lấy 100.000 đồng/kg còn lại anh đều bán 150.000 đồng/kg, bán lẻ là 20.000 đồng/lạng”.
Người bán hàng trên phố Đại Cồ Việt quảng cáo dâu tây Đà Lạt cho
khách mua hàng với giá 100 nghìn đồng/kg.
khách mua hàng với giá 100 nghìn đồng/kg.
Thùng dâu được anh Thạch rao là dâu Đà Lạt chính hiệu lại đựng trong chiếc thùng xốp toàn chữ Trung Quốc để dưới gầm xe. Khi chúng tôi thắc mắc: “Sao dâu Đà Lạt lại được đóng trong thùng xốp Trung Quốc?", anh Thạch "tỉnh bơ": “Thùng xốp có tiếng Trung này là của loại dâu khác, người bán hàng đựng vào cho đẹp hơn và đỡ dập hơn thùng cac-ton”.
Trong khi đó, tại chợ Long Biên (Hà Nội) những thùng xốp đựng dâu tây in tiếng Trung Quốc như của anh Thạch để ngổn ngang dưới đất. Các chủ hàng thường chia dâu từ thùng đóng vào hộp xốp loại 1 kg và 500 gram để bán cho khách với giá 50 nghìn đồng/kg, mua cả thùng giả rẻ hơn rất nhiều.
Nhiều chủ hàng thừa nhận đấy là dâu Trung Quốc vì giá rẻ, quả to, 1 kg được rất nhiều quả thích hợp cho việc bán hoa quả dầm, sinh tố… Bà chủ hàng Th. (chợ Long Biên) cho biết: “Dâu tây Đà Lạt làm gì có nhiều mà bán giá đó, năm nay 100 nghìn/kg mua buôn còn chẳng có lấy đâu ra thùng lớn thùng bé”.
Dâu tây chia ra làm hai loại mà người bán hàng thường gọi là dâu nếp, dâu tẻ. Lợi dụng việc phân loại này, người bán hàng đã đánh lừa người tiêu dùng bằng mác dâu Đà Lạt.
Chị Phương - chủ shop hoa quả miền Nam trên phố Lê Trọng Tấn cho biết, những hoa quả miền Nam đưa ra trừ bưởi có độ bền lâu còn đa số nhanh hỏng. Dâu Tây cũng không ngoại lệ.
Theo kinh nghiệm của chị Phương, đa số dâu thường được ngâm qua một loại hóa chất để giúp quả tươi hơn nếu bị ngâm hóa chất thì dâu tây trong nước cũng nguy hiểm cho sức khỏe chứ không nói gì đến dâu tây Trung Quốc. Nhưng hoa quả trong nước thường được giám sát kỹ càng hơn.
Kinh nghiệm phân biệt dâu tây Đà Lạt
Tại phố Đại Cồ Việt, có khoảng hơn 10 xe chở rong bán dâu tây và giá cả so với giá tại chợ Long Biên gấp khoảng 2 đến 3 lần, những trái dâu nhập khẩu từ Trung Quốc trở thành đặc sản của Đà Lạt.
Người bán hàng quảng cáo là dâu Đà Lạt và được người bán niêm yết với giá chung như sau một loại 10.000 đồng/lạng một loại 20.000 đồng/lạng. Loại dâu nếp quả nhỏ, đỏ sẫm bán với giá 20.000 đồng/lạng, dâu tẻ quả nhạt hơn, to hơn có giá 10.000 đồng/lạng.
Trong khi người bán lẻ trực tiếp khẳng định dâu này là dâu Đà Lạt thì người bán buôn tại chợ đầu mối phủ kín thông tin đều là dâu Trung Quốc.
Dâu tây trên chợ Long Biên được bóc từ những thùng xốp có
chữ Trung Quốc có giá 45.000 đồng/kg.
Chị Đinh Thị Lam - bán hoa quả trên phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) tỏ ra rất bất bình vì dâu tây Trung Quốc "đội lốt" nhiều khiến dâu Đà Lạt chị nhập với giá cao cũng khó tiêu thụ vì quả không đẹp bằng mà số lượng không nhiều như dâu Trung Quốc. chữ Trung Quốc có giá 45.000 đồng/kg.
“Dâu tây Đà Lạt gốc thường không sử dụng loại thuốc nào thì chỉ hai ngày là héo và thâm hết cuống nhưng dâu Trung Quốc bán ngoài đường 3 ngày cuống vẫn to và tươi xanh” – chị Lam cho biết.
Bằng kinh nghiệm bán hoa quả nhiều năm, chị Lam chia sẻ: Dâu Đà Lạt quả nhỏ, nặng chắc, ăn mềm dai và chua thanh chứ không chua "lảnh" như dâu Trung Quốc. Đặc biệt, dâu Đà Lạt không thể để được lâu, chỉ dùng trong 2,3 ngày ở nhiệt độ 15 độ C. Còn nắng hanh thì một ngày dâu đã héo cuống và thâm.
Trong khi đó, những người bán dâu rong trên đường, trong chợ đều thề rằng “dâu tây Đà Lạt được đưa bằng máy bay ra Hà Nội nên quả tươi và ngon”.
Theo Giáo dục Việt Nam
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Cột tin quảng cáo