Pháp luật

Tranh cãi các lô đất giá 250 triệu USD của Phạm Công Danh

(DNVN) - Tại phiên tòa xét xử, Phạm Công Danh không chọn mức giá thẩm định 2.600 tỷ đồng đối với 10 lô đất tại TP. Đà Nẵng mà khẳng định đã có người hỏi mua đến 250 triệu USD những lô đất đó nhưng vì điều kiện khách quan nên không có thời gian đàm phán và bán được.

Theo báo Zing.vn, chiều 29/7, HĐXX tiếp tục xét hỏi Phạm Công Danh về vụ án thiệt hại 9.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Xây Dựng (VNCB). Khi nhắc đến 10 lô đất tại khu vực sân vận động Chi Lăng, TP Đà Nẵng, Phạm Công Danh cho rằng vào năm 2013-2014 đã có nhà đầu tư hỏi mua với giá 250 triệu USD.

Trước đó 10 lô đất này có 2 bản định giá là 1.260 tỷ đồng và 2.600 tỷ đồng. Khi được hỏi bị cáo chọn bản định giá nào, ông Danh trả lời: “Nếu được chọn, tôi không lựa chọn bất kỳ bản định giá nào. Bởi lẽ, đã từng có nhà đầu tư trả tôi 10 lô đất đến 250 triệu USD, nhưng vì điều kiện khách quan nên tôi không có thời gian đàm phán và bán được”.

Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Phạm Lương Toản - Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM cho phép bị cáo được bàn bạc với bốn luật sư về thông tin giá đất. Luật sư Phan Trung Hoài đại diện nhóm luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh cho biết, đối tác muốn mua lô đất của ông Danh với giá 250 triệu USD là có thật. Trước đó Công ty thẩm định giá Miền Nam đưa ra mức giá 6.145 tỷ đồng, cho phép chứng thư thẩm định giá vào trong lựa chọn của Phạm Công Danh.

Phạm Công Danh tại tòa chiều 29/7. Ảnh: Zing.vn.

Theo ông Hoài, nếu cho phép tập đoàn Thiên Thanh đàm phán giá tốt hơn thì việc khắc vụ hậu quả của vụ án sẽ tốt hơn. Tập đoàn Thiên Thanh có thể trình bày phương án sử dụng tài sản. 10 lô đất với 10 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tập đoàn Thiên Thanh hiện nay đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an kê biên.

Tuy nhiên, HĐXX đã phản biện ý kiến của luật sư và cho rằng đây là dự án đang hoàn thành. Không cho phép xử lý dân sự trong vụ án hình sự khi Thiên Thanh mua bán đất. Cùng với đó Chứng thư Thẩm định giá của công ty Thẩm định giá Miền Nam đưa vào không đúng quy định tố tụng hình sự.

Đây là phiên tòa có thời hạn xét xử nên không đồng ý phương án xử lý tài sản mà luật sư của Phạm Công Danh đưa ra. Nếu Hội đồng xét xử đưa ra công ty độc lập định giá nếu giá cao hoặc thấp hơn thì bị cáo vẫn phải chấp nhận giá.

Cũng trong phần nêu ý kiến, luật sư Hoài cho biết có một Hội đồng độc lập về định giá, thế nhưng trong suốt quá trình điều tra các chứng thư về bất động sản ông Phạm Công Danh không hề được biết. Luật sư cũng đặt vấn đề về việc HĐXX không chấp nhận chứng thư của Ngân hàng Nhà nước. Qua đó luật sư của Phạm Công Danh có đề nghị nếu HĐXX trưng cầu giá độc lập thì Phạm Công Danh có thể tham gia vào hội đồng.

Tuy nhiên, HĐXX cho biết mình không có quyền hạn này, trực tiếp quản lí việc này là Hội đồng Thẩm định. Chỉ khi được sự đồng ý của Hội đồng Thẩm định thì bị cáo cùng luật sư mới có quyền tham gia.

 

Đáp lại ý kiến trên, luật sư Hoài khẳng định không có căn cứ pháp lý nào Thẩm định độc lập đã quyết định giá thì ông Phạm Công Danh và luật sư không có ý kiến. Theo luật, ông Danh có quyền khiếu nại đối với người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Sau đó HĐXX cho biết sẽ có một Hội đồng thẩm định giá khu đất Sân vận động Chi Lăng.

Báo Tuổi Trẻ cũng đưa tin, ngay sau phần kiến nghị của bị cáo và Luật sư, HĐXX cho rằng, nếu bị cáo và các luật sư đồng ý, thì HĐXX sẽ cho thành lập ngay lập tức hội đồng định giá tài sản, để định giá lại giá trị toàn bộ lô đất này. Ý kiến này đã được bị cáo Phạm Công Danh và các luật sư đồng ý.

Do đó, chủ tọa phiên tòa, ông Phạm Lương Toản công bố sẽ thành lập Hội đồng định giá tài sản ngay trong phiên tòa, và hội đồng này sẽ định giá khi phiên tòa diễn ra.

Nên đọc
Hòa Hậu (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo