Trao đổi thương mại hàng hóa Việt - Pháp tăng 2 lần sau 5 năm
Theo Hải quan Việt Nam, tháng 12/2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết đã tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác, tạo đà cho mối quan hệ đối tác chiến lược Việt – Pháp ngày càng trở nên sâu sắc hơn.
Số liệu thống kê hải quan cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2010 - 2012, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng cao (lần lượt là 2,06 tỷ USD; 2,86 tỷ USD và 3,75 tỷ USD) nhờ tăng trưởng tốt ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong cả giai đoạn này là 39% và đối với nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Pháp về Việt Nam là 22,8%.
Năm 2013, kim ngạch thương mại hai nước đạt 3,2 tỷ USD, giảm 14,7% so với một năm trước đó do sự suy giảm mạnh của nhập khẩu. Bước sang giai đoạn 2014-2015, tổng trị giá buôn bán 2 chiều giữa 2 nước đã bắt đầu tăng trở lại ở cả xuất khẩu và nhập khẩu nhưng tốc độ tăng của xuất khẩu cao hơn nhập khẩu.
Theo Hải quan Việt Nam, trong nhiều năm qua, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp luôn lớn hơn trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ thị trường này nên cán cân thương mại luôn ở trạng thái thặng dư nghiêng về phía Việt Nam. Đáng chú ý là mức thặng dư thương mại này liên tục tăng kể từ năm 2010 đến năm 2015.
Hiện tại Pháp là thị trường cung cấp nguồn hàng nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam lớn thứ 3 ở châu Âu và đứng thứ 18 trong tổng số các thị trường nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Pháp cũng là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 5 của các doanh nghiệp Việt Nam trong số các thị trường thuộc châu Âu và đứng thứ 13 trong tổng số các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 7/2016, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam – Pháp đạt 2,23 tỷ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, tổng trị giá hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Pháp là 613 triệu USD, giảm 16,6% và xuất khẩu sang thị trường này là 1,62 tỷ USD, tăng nhẹ 1,2% so với 7 tháng/2015.
Trong 7 tháng/2016, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Pháp các mặt hàng như: điện thoại các loại và linh kiện; giày dép, sản phẩm dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù; thủy sản; cà phê... Trong khi đó, các mặt hàng chính mà Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này là: Dược phẩm; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; phương tiện vận tải khác và phụ tùng; sản phẩm hóa chất; sữa và sản phẩm sữa; gỗ; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh;…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao