Quốc tế

Trào lưu quái đản cho thuê thế chấp vợ thời cổ đại

Phong tục cưới xin ở Trung Quốc cổ đại tương đối phức tạp, trong đó chính là tục cho thuê thế chấp vợ.

Thời cổ đại Trung Quốc, người phụ nữ trở thành món hàng có giá trị để mang ra cầm cố, cho thuê thế chấp vợ.

Tục cho thuê vợ

Thời Nam Bắc Tống rất thịnh hành tục “chất thê và cố thê”. “Chất thê” tức là nhượng vợ mình cho người khác để lấy một khoản tiền, khi hết hạn thì hoàn lại tiền để đón vợ về.

“Cố thê” tức chủ thuê phải bỏ tiền ra trả cho người chồng để đổi lấy vợ anh ta trong thời hạn quy định, hết hạn người vợ sẽ về nhà mình mà không phải hoàn lại tiền thuê.

Đến triều Tống, hiện tượng “điển thê, cố thê” càng nở rộ. Điển thê có thể chia thành hai loại: Điển thê (cầm cố vợ) và tô thê (cho thuê vợ), phân biệt hai hình thức này bằng thời gian.

Nếu thời gian dài là điển thê, thời gian ngắn là tô thê. Đây đều là hình thức hôn nhân tạm thời.

Trào lưu quái đản cho thuê thế chấp vợ thời cổ đại. Ảnh minh họa.

Vì sao hiện tượng này lại xảy ra và nở rộ ở nhiều nơi ở Trung Quốc cổ đại?

Nhiều người vì nhà quá nghèo nên đành phải cho thuê vợ để mong cải thiện được đời sau.

Có nhiều gia đình tú tài, thành phần tri thức, giàu có, địa chủ… vì vợ không có khả năng sinh nở hoặc không sinh được con trai nối dõi nên sẽ “thuê vợ” người khác về làm vợ mình trong khoảng thời gian nhất định nào đó. Nhưng thông thường là đến khi sinh được con trai.

Còn có trường hợp thương nhân, khách du lịch… từ xa đến, cũng có thể bỏ tiền thuê vợ người khác về làm “vợ tạm thời” của mình và có thể chung sống trong thời gian lưu lại tại địa phương.

Trong thời hạn thuê, người vợ phần lớn vẫn sống với người chồng hợp pháp, chỉ khi nào khách thuê đến thì người chồng sẽ phải lánh đi. Đến khi hết hạn giao ước thì bản giao ước cũng chấm dứt.

 

Ngoài ra, ở Cam Túc còn có hiện tượng anh em lấy chung vợ. Theo phong tục cưới xin ở địa phương, nếu anh trai chết, em trai sẽ lấy chị dâu, em trai chết anh trai sẽ lấy em dâu là chuyện bình thường.

Cũng có gia đình quá nghèo khó nên mấy anh em trai chỉ lấy chung một vợ. Anh em trai đều bình đẳng làm chồng một người phụ nữ và thay phiên nhau làm “nghĩa vụ của đức ông chồng” với vợ mình.

Nên đọc
Theo Khỏe & đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo