Thị trường

Triển vọng hợp tác Nga – Việt trong lĩnh vực kinh tế xanh

Lấy hình ảnh: những người Việt Nam đi xe máy ngoài đường với chiếc áo chống nắng trùm kín vì không muốn bị ảnh hưởng bởi nắng nóng và khói bụi, ô nhiễm môi trường, Tiến sĩ kinh tế người Nga Ivan Potravniy nói về triển vọng hợp tác Nga – Việt đối với các dự án trong lĩnh vực kinh tế xanh.

Trong bài phát biểu tại diễn đàn khoa học Nga – Việt: Khoa học, sáng tạo và giáo dục diễn ra ngày 22/10 tại trung tâm triển lãm Giảng Võ, Hà Nội, tiến sĩ Potravniy đã chỉ ra triển vọng hợp tác Nga - Việt với các dự án trong lĩnh vực kinh tế xanh.

Diễn đàn nằm trong khuôn khổ chương trình hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam 2014 từ ngày 21/10 đến ngày 24/10.

Tiến sĩ Potravniy nhấn mạnh: “Kinh tế xanh là một nền kinh tế nâng cao đời sống con người và đảm bảo công bằng xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, kinh tế xanh là nền kinh tế hạn chế khí thải carbon, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đáp ứng được những lợi ích của toàn xã hội. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm được cung cấp bởi các khoản đầu tư công cộng và tư nhân giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự thất thoát của các dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái”.

Tiến sĩ  Potravniy phát biểu trong diễn đàn khoa học Nga - Việt: Khoa học, sáng tạo và Giáo dục

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu cùng với việc điều kiện Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cộng với mật độ dân số cao, việc phát triển kinh tế gắn với môi trường là một vấn đề rất cần được chú trọng.

Lấy hình ảnh “những người Việt Nam đi xe máy ngoài đường với chiếc áo chống nắng trùm kín” vì không muốn bị ảnh hưởng bởi nắng nóng và khói bụi, ô nhiễm môi trường, Tiến sĩ Ivan Potravniy chứng minh rằng, Việt Nam đang chịu tác động sâu sắc từ việc phát triển kinh tế mà chưa có sự quan tâm sâu sắc đến môi trường.

Theo phân tích cho thấy, cùng với mật độ cao và sự gia tăng dân số ở Việt Nam đã xuất hiện một số phạm vi nghiên cứu các vấn đề sinh thái và có liên quan đến việc sử dụng công nghệ “bẩn”. Theo đánh giá, khu vực bị tàn phá môi trường chiếm hơn 30% lãnh thổ Việt Nam, nơi mà đất, thảm thực vật, động vật hoang dã bị xuống cấp trầm trọng. Thiệt hại đáng kể cho môi trường và nhân dân là do hậu quả của việc sử dụng hóa chất độc hại trong thời kỳ chiến tranh.

Hiện nay, từ năm 2015-2016 ở Nga sẽ thực hiện chương trình mục tiêu Liên bang “Loại bỏ những thiệt hại tích lũy đối với môi trường”. Kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình này nhằm xác định các điểm nóng sinh thái, soạn thảo các tiêu chí, cơ chế lựa chọn và thực hiện các dự án nhằm loại bỏ các tổn hại cho môi trường và tạo địa điểm làm việc xanh có thể trở thành một chủ đề hợp tác khoa học kỹ thuật giữa hai nước.

Tiến sĩ tin tưởng: “Quan hệ hợp tác Nga – Việt sẽ sử dụng kinh nghiệm của Nga đối với tác động của con người đến môi trường và đánh giá bù lại các thiệt hại môi trường đối với hệ thống thiên nhiên trong điều kiện ở Việt Nam và cân nhắc đến yếu tố mật độ dân số cao và dân số tăng nhanh. Đây cũng là dự báo và nghiên cứu các biện pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu trong khu vực”.

Kiều Luyến
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo