Triển vọng phát triển tiêm kích F-35 của Mỹ dễ "chết yểu"
Máy bay tiêm kích ném bom thế hệ thứ năm F-35 sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho Không quân Mỹ khi quá trình tối ưu hóa và các chuyến bay thử nghiệm mô hình đầy hứa hẹn này chưa hoàn tất nhưng những sai sót kỹ thuật của máy bay "tàng hình" hạn chế đáng kể phạm vi sử dụng nó, quan sát viên Dan Grazier của tạp chí National Interest viết.
Trong bài viết, tác giả đề cập đến bản báo cáo gần đây của ông Michael Gilmore, cựu Giám đốc Cục hoạt động thử nghiệm của Lầu Năm Góc. Cựu quan chức cho rằng, "hàng trăm sai lầm nghiêm trọng" không cho phép xem máy bay F-35 là phương tiện chiến đấu hoàn chỉnh.
"Sản phẩm mới không có tính linh hoạt như những máy bay tiền nhiệm của nó. Trước mắt, các thông số chuyến bay không thể chấp nhận được ở tốc độ cận âm, khi phi cơ nhanh chóng thay đổi véc tơ lực khí động học", chuyên gia nhận định. Ngoài ra, ông nói thêm, F-35 hoàn toàn bất lực trong cuộc không chiến, bởi vì phiên bản hiện tại của "hệ điều hành" máy bay có khả năng hoạt động với chỉ hai quả tên lửa "không-đối-không".
Theo ý kiến của chuyên gia Grazier, vấn đề lớn nhất là chi phí vận hành mỗi chiếc F-35. Theo đó, một giờ bay của nó tiêu tốn 44.000 USD.
"Có đủ lý do để cho rằng, chương trình này sẽ tiếp tục ngốn nhiều dự trữ trong nhiều năm tới, và cuối cùng chúng tôi sẽ có một chiếc máy bay hạng hai, yếu kém so với các chiến đấu cơ tiền nhiệm của nó", nhà báo kết luận. Theo quan điểm của ông, Mỹ nên quên "thảm họa quốc gia trị giá 1.500 tỷ USD", và các chuyên gia nên lại một lần nữa bắt tay phát triển máy bay chiến đấu-ném bom đa năng mới.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Giám đốc điều hành công ty "Liên minh Công nghệ Hàng không Avintel" Victor Priadka lưu ý rằng, máy bay F-35 đang được phát triển trong mấy chục năm, trong thời gian này bản thân khái niệm về cách sử dụng nó trong cuộc không chiến có thể thay đổi.
"Máy bay này được thiết kế với ba phiên bản để sử dụng trên biển, cho lực lượng phòng không và như một phi cơ chiếu đấu có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL). Tuy nhiên, bây giờ máy bay này có triển vọng khá mơ hồ.
Ngoài ra, chiến đấu cơ này được xuất khẩu sang nước ngoài, các quốc gia tham gia chương trình phải mua F-35, do đó số lượng công nghệ bí mật trong máy bay này bị hạn chế. Có lẽ ban lãnh đạo công ty Mỹ Lockheed Martin, nhà phát triển loại máy bay này không có khái niệm rõ ràng về triển vọng của F-35 nên số lượng sai sót kỹ thuật đang dần tăng lên", ông Victor Priadka nói.
Theo ông, xét theo mọi khía cạnh, Mỹ sẽ hoãn lại chương trình phát triển máy bay chiến đấu-ném bom đa năng mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo