Quốc tế

Triều Tiên có thể tấn công xung điện từ làm tê liệt hoàn toàn kinh tế Mỹ?

(DNVN) - Triều Tiên hoàn toàn có thể ra đòn tàn phá nền kinh tế Mỹ bằng tấn công xung điện từ (EMP) công nghệ cao, khiến cho thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Tờ Express ngày 5/9 dẫn lời ông John Simpson, biên tập viên thời sự quốc tế của đài BBC cho biết Triều Tiên từ lâu đã khoe khoang về khả năng hạ thấp hệ thống tài chính và mạng lưới vận tải của Mỹ bằng một loạt các cuộc tấn công xung điện từ (EMP) công nghệ cao.

Mô phỏng một cuộc tấn công bằng EMP từ vệ tinh 

Các chính trị gia của Washington cũng nhiều lần cảnh báo nguy cơ ngày càng tăng của vụ nổ hạt nhân và xung điện từ của Bình Nhưỡng.

Theo ông Simpson, một cuộc tấn công EMP của Triều Tiên sẽ có thể huy diệt các mạch điện thoại di động và làm tê liệt hoạt động của ngân hàng trực tuyến, các nguồn cung lương thực và hệ thống tài chính của Mỹ, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Xung điện từ còn có khả năng khiến các máy bay đang bay bị hạ cánh đột ngột hay làm cho các đoàn tàu dừng lại bất chợt trên đường đi.

Nguyên tắc hoạt động của vũ khí EMP là khi phát nổ sẽ tạo ra một trường điện từ cực lớn làm đoản mạch và vô hiệu hóa mạng lưới điện cũng như và phá hủy các thiết bị điện tử trong phạm vi tác chiến. Đặc biệt, khi được kích nổ ở vùng không khí loãng trên khí quyển, sức công phá của EMP được tăng lên đáng kể.

Theo tiến sĩ Peter Vincent Pry, giám đốc diễn đàn Chiến lược hạt nhân Mỹ, EMP Triều Tiên sẽ kéo lui nước Mỹ vài thế kỷ, khi chưa có điện, máy lạnh, điện thoại thông minh và có thể giết hại 90% dân số Mỹ trong vòng hai năm.

 

Phát biểu với Radio 5 Live của đài BBC, ông Simpson nói: "Bình Nhưỡng đang phô trương về xung điện từ (EMP), có nghĩa là bắn vũ khí hạt nhân trên quỹ đạo và phá hủy mạng lưới điện và tất cả cơ sở hạ tầng của Mỹ. Tôi nghĩ đây là lý do tại sao người Trung Quốc hiện đang lo lắng tới vậy vì họ nghĩ nền kinh tế thế giới và cả Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng".

Nên đọc


Tùng Bách (theo Express)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo