Trình đề xuất tăng thuế xăng dầu tới 8.000 đồng mỗi lít
Bộ Tư pháp vừa thay mặt Chính phủ ký tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án luật Thuế bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó có nội dung nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên tối đa 8.000 đồng/lít vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.
Theo đó, dự kiến tháng 4 này Bộ Tài chính sẽ lấy ý kiến các đơn vị, tổ chức, cá nhân; tháng 5 xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, để tháng 6 trình Chính phủ dự án luật. Trong tháng 7, dự án luật sẽ được gửi sang Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội để thẩm tra; tháng 8 sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV khai mạc vào tháng 10 tới sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua.
Trước đó, Bộ Tài chính đã công bố Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường để lấy ý kiến rộng rãi. Theo Dự thảo, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu được kiến nghị tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với hiện nay.
Cụ thể, đối với xăng (trừ xăng etanol) mức thuế dự kiến sẽ tăng từ 1.000 - 4.000 đồng/lít lên 3.000 - 8.000 đồng/lít. Riêng xăng E5 và E10 cũng được đề xuất áp mức từ 2.500 - 7.2000 đồng/lít.
Đối với dầu diezel, mức thuế sẽ đánh 3.000-6.000 đồng/lít thay vì 500 - 2.000 đồng như hiện hành. Mỗi kg dầu ma dút cũng có thể sẽ phải chịu thuế tối đa gấp 3 lần hiện nay, tức là tăng 900 - 4.000 đồng, trongg khi đó dầu hỏa sẽ chịu mức thuế từ 300 - 2.000 đồng.
Thông tin này ngay lập tức bị dư luận phản ứng, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải vì việc đánh thuế này được đánh giá là ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, đặc biệt là quyền lợi của người dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất ưu đãi thuế đặc biệt cho báo chí
Cân nhắc kỹ việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững