Trở thành triệu phú nhờ nuôi lợn rừng
Nghề nuôi lợn rừng đến với anh thật tình cờ. Trong lần lên chơi nhà một người bạn ở Tuyên Quang, anh không thể quên được những miếng thịt lợn thơm lừng, béo ngậy được bạn chiêu đãi. ấn tượng với lợn rừng, nhận thấy đây là sản phẩm chất lượng và có tiềm năng, anh đã quyết tâm mở trang trại nuôi lợn rừng với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Trở về quê hương, anh bắt tay vào xây dựng chuồng trại, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi lợn rừng tại các tỉnh, thành phố, đồng thời tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi qua sách báo, internet. Năm 2004, từ nguồn vốn vay ngân hàng, anh khởi nghiệp mô hình với 5 con lợn rừng. Anh nhớ lại: Ngày đầu nuôi lợn, tôi nâng niu như 5 đứa con. Hôm nào chúng biếng ăn, biểu hiện bất thường là cả ngày hôm đó tôi lo lắng, thậm chí có hôm bỏ bữa cơm với vợ con để chăm sóc đàn lợn. May mắn là lứa lợn năm đó phát triển tốt, bán được giá, nếu không sẽ chẳng có đàn lợn mấy trăm con như ngày hôm nay, bởi gia đình không còn vốn để đầu tư nữa”.
Hơn 400 con lợn rừng được anh Thuận nuôi trên quả đồi rộng hơn 4ha, chia làm 3 khu: khu lợn nái, khu nuôi lợn con và khu lợn thả đồi. Khu lợn thả đồi có diện tích lớn nhất với hơn 2ha, được anh quây bằng lưới thép B40 và tường gạch bê tông để tránh lợn húc đổ. Là loài có bản năng hoang dã, luôn cảnh giác với người lạ và nhạy cảm với tiếng ồn nên khu lợn thả đồi cách xa khu dân cư, nhiều cây cối. Nhờ nuôi theo mô hình bán hoang dã nên đàn lợn rừng của anh đều mang cả 2 đặc tính của giống lợn nuôi công nghiệp và lợn rừng tự nhiên. Để đàn lợn phát triển tốt, chất lượng lứa sau cao hơn lứa trước, anh Thuận chia sẻ bí quyết: "Việc theo dõi từng cá thể lợn giống hàng ngày rất quan trọng. Lợn đực giống được bắn khuyên vào tai nhằm giúp tôi theo dõi, tuyển chọn được giống tốt nhất để đưa đi phối giống. Trong khoảng 3 năm sẽ thay lứa lợn giống một lần để tránh giao phối cận huyết, thoái hóa giống. Lợn cần được tiêm phòng định kỳ, đầy đủ để tránh các bệnh tả, thương hàn, tụ huyết trùng…”
Anh Thuận cho biết: "Là loài ăn tạp nên nguồn thức ăn cho lợn đa dạng, phong phú. Thức ăn chính của chúng hàng ngày là cỏ voi, rau, cám gạo, bã bia, bã sắn… Ngoài ra, tôi trồng thêm nhiều loại cây dược liệu như hoàn ngọc, sài đất, chè… bổ sung trong khẩu phần ăn của chúng với tác dụng phòng bệnh. Bằng cách trộn lẫn với thức ăn khác hoặc cho ăn trực tiếp, các cây dược liệu giúp nâng cao sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng hàm lượng đạm trong thịt, giúp thịt săn chắc, thơm ngon”.
Với đặc điểm sức đề kháng tốt, thịt săn chắc, nhiều nạc, bì dày, ít mỡ, do đó chất lượng thịt lợn rừng từ trang trại của anh Thuận vượt trội hơn nhiều so với các loại thịt lợn trên thị trường. Phát triển mô hình đã gần 15 năm, hiện tại đàn lợn của anh có hơn 400 con. Cứ 8-10 tháng xuất chuồng một lần, nhất là thời điểm giáp Tết, nhiều khách đến tận trại lợn hỏi mua nhưng không còn để bán. Với giá 80.000-100.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm trại lợn đem về cho gia đình anh 500-600 triệu đồng. Hiện tại, sản phẩm thịt lợn rừng của anh có mặt ở rất nhiều quán ăn, nhà hàng trong huyện và các vùng lân cận. Nhờ chất lượng cao và sự ổn định trong nhiều năm, sản phẩm từ trang trại lợn rừng Thuận Linh là địa chỉ tin cậy, nổi tiếng cung cấp thịt lợn rừng ngon, bổ, sạch trong vùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh