Môi trường

Trong nhà thường ô nhiễm hơn bên ngoài

Môi trường trong nhà thường ô nhiễm hơn ngoài nhà do không khí ô nhiễm ngoài nhà đưa vào - GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị&Công nghiệp, chia sẻ.

Đun nấu bằng than, dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người .



 

GS - TSKH Phạm Ngọc Đăng: để hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà, đặc biệt ở khu nấu ăn, chúng ta hãy sử dụng quạt hút, chụp hút khí ở khu nhà bếp.
 
Môi trường trong nhà thường ô nhiễm hơn ngoài nhà
 

Theo ông Đăng, đun than, dầu vô cùng ô nhiễm vì nó tạo ra SO2, NO2, CO, CO2 - những rất độc hại vì nó tiêu thụ ôxy trong máu làm ngạt thở. Không gian trong nhà cũng bị ô nhiễm do khu vệ sinh tạo ra vi khuẩn, chất tảy rửa. Đôi khi không khí trong nhà bị ô nhiễm do không khí ô nhiễm ngoài nhà đưa vào. Bởi vậy, môi trường trong nhà thường bị ô nhiễm hơn ngoài nhà.

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hơn một nửa dân số thế giới – tức khoảng 3 tỷ người - hàng ngày đun củi, than đá, rơm rạ hay phân động vật trong nhà để nấu ăn, và sưởi ấm. Điều này khiến khoảng 1,5 triệu người chết mỗi năm.

 

Paul Wilkinson cùng cộng sự của ông ở Trường Y học Nhiệt đới&Vệ sinh London ước tính có khoảng 2,4 triệu người khắp thế giới bị phơi nhiễm khí độc từ những loại nhiên liệu rắn khó cháy hết như củi, than, và phân bò khô.

 

Khói bếp được xếp vào vị trí thứ tư trong số những tác nhân gây hại sức khoẻ lớn nhất ở các nước nghèo, thế nhưng điều này lại không được quan tâm, chú ý tới.


 

Đôi khi việc đun nấu khiến môi trường trong nhà ô nhiễm hơn ngoài nhà. Ảnh minh họa afamily.  

 

Vẫn theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, người già, phụ nữ, và trẻ em chịu tác động nhiều nhất bởi ô nhiễm không khí trong nhà vì nhóm người này có nhiều thời gian ở trong nhà nhất. Ô nhiễm không khí trong nhà gây ra các bệnh về đường hô hấp, hen xuyễn, suy nhược tim mạch.

 

“Ô nhiễm không khí trong nhà do nhiều nguồn khác nhau gây ra, trong đó có nguyên nhân do đun nấu, vệ sinh, tẩy rửa", ông Đăng nhấn mạnh, "Bởi vậy môi trường ở trong nhà thường bị ô nhiễm hơn môi trường ngoài nhà.”

 
Làm thế nào để giảm ô nhiễm  trong nhà
 

Để hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà, đặc biệt ở khu nấu ăn, chúng ta hãy sử dụng quạt hút, chụp hút khí ở khu nhà bếp. Bếp đun nấu, lò sưởi than, dầu, củi phải có ống thông gió hút hơi khí thải từ bếp để đẩy hơi khí ô nhiễm ra ngoài.



Chất ô nhiễm và nguồn thải trong nhà

Bụi sợi amiăng và các sol khí amiăng: phát thải từ các vách ngăn, trần, mái bằng tấm amiăng, vật liệu cách nhiệt, hút âm thanh và các trang trí được sản xuất từ amiăng.

Cacbon oxit (CO), Sulfurơ (SO2), Nitơ oxit (Nox): phát thải từ bếp gas, bếp dầu, bếp than, lò đốt củi, kho gas,  lò gas.

Các khí thuộc dạng anđehyt: phát thải từ ván ép, cót ép, gỗ dán, thảm nhựa, đệm mút bọt xốp, vật liệu cách nhiệt, hút âm và một số cấu kiện vật liệu xây dựng khác.

Bụi hô hấp: các nguồn thải là hút thuốc, máy hút bụi thải, bếp đun rơm rạ, củi, lò sưởi.

Ozon (O3): phòng máy photocopy, máy làm sạch không khí bằng tĩnh điện.

Radon và họ khí radon: Phát tán từ mặt đất, nước ngầm, và vật liệu cấu kiện xây dựng.

Chất hữu cơ bay hơi: phát thải từ phòng bếp, phòng hút thuốc, xịt khử mùi của phòng, các xịt thơm phòng, sơn, vecni, dung môi, dán vải, dán đề gia dụng, dám thảm sàn, gara xe máy, ô tô.

 

Nếu xung quanh nhà bếp hết đất để lắp đặt quạt thông gió theo chiều ngang, ta có thể lắp quạt thông gió theo chiều thẳng đứng xuyên qua mái nhà lên trời hoặc sử dụng chụp hút khí trên bếp gas để dẫn khí ô nhiễm ra ngoài.

 

Tương tự, đối với nhà vệ sinh, nếu không có không gian lắp đặt quạt thông gió theo chiều ngang, ta cũng có thể lắp đặt theo chiều đứng rồi dẫn ống thoát khí ra bên ngoài.

 

“Tốt nhất, khi thiết kế khu vệ sinh, nhà bếp, chúng ta nên đặt ống thông gió và có lỗ thông thoáng cho ánh nắng chiếu vào”, ông Đăng nói.

 

Trồng cây trong nhà cũng là một cách làm giảm ô nhiễm không khí trong không gian sống của bạn vì cây hấp thụ CO2 rất tốt, hút khi độc do đun nấu hay các chất gây ô nhiễm khác gây ra.

 

Thông thường, khi không khí trong nhà ô nhiễm hơn không khí ngoài nhà, người ta sẽ trao đổi không khí giữa không khí trong nhà và ngoài nhà bằng cách sử dụng thông gió nhân tạo (máy quạt) và thông gió tự nhiên.

 

Thông gió nhân tạo là dùng quạt đẩy hay hút, thúc đẩy không khí trao đổi giữa trong nhà và ngoài nhà qua hệ thống cửa sổ thông thường hay qua hệ thống đường ống thông gió chuyên dụng.

 

Còn thông gió tự nhiên là lợi dụng chênh lệch áp lực gió và áp lực nhiệt giữa trong nhà và ngoài nhà để tạo ra không khí trong nhà lưu thông với ngoài nhà.

 

Nếu sống gần khu công nghiệp, mương máng ô nhiễm, gần đường giao thông, v.v…, ta phải ngăn cách bằng bộ lọc hoặc đóng cửa lại để hạn chế ô nhiễm ngoài nhà vào trong.

 

Xăng dầu bay hơi tạo ra khí hydro carbon. Đây là một trong những chất độc hại đối với sức khoẻ con người nếu chúng ta hít phải. Vì vậy chúng ta nên thường xuyên bảo dưỡng xe máy để tránh trường hợp xăng bị rò rỉ, bốc hơi ra ngoài, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

 

Đến nay Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về môi trường vi khí hậu trong nhà nhưng chưa có nghiên cứu nào về ô nhiễm không khí trong nhà.

 

Hiện nay kiến trúc sư Việt Nam chỉ quan tâm đến thẩm mỹ của công trình chứ ít khi nghĩ đến thiết kế bảo vệ môi trường trong nhà, ví dụ khu vệ sinh hay nhà bếp chẳng hạn. Trong khi đó, nhiều nước thế giới lại rất quan tâm đến thiết kế công trình gắn với bảo vệ môi trường trong nhà.

Theo VFEJ

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo