Quốc tế

Trực thăng tốc độ cao "làm nóng" cuộc chạy đua trên không của Mỹ-Nga

Tháng này, các tập đoàn chế tạo máy bay Boeing và Lockheed Martin của Mỹ đã phô trương trước công chúng những dự án hứa hẹn về trực thăng tốc độ cao.

Theo đó, tập đoàn Boeing công bố trên trang web chính thức một băng video về cuộc thử nghiệm máy bay cánh quạt do thám S-97 Raider, còn Lockheed Martin mở ra mọi chi tiết của chương trình FVL-M, trong đó phát triển hai mẫu máy bay lên thẳng — tấn công và vận tải. Cả hai dự án còn xa mới tới mốc hoàn chỉnh, nhưng bây giờ đã có thể đánh giá về diện mạo của máy bay trực thăng Mỹ thế kỷ XXI.

Trực thăng tốc độ cao "làm nóng" cuộc chạy đua trên không của Mỹ-Nga.

Các chuyên gia Nga cũng không ngồi yên. Được biết, Nga đang phát triển loạt dự án máy bay trực thăng tốc độ cao, cả quân sự và dân dụng, không hề thua kém gì về đặc điểm so với các mẫu của phương Tây.

Bất kể thực tế nguồn kinh phí của một vài chương trình hứa hẹn đã phải thu hẹp trong cảnh cắt giảm ngân sách quốc phòng, nước Nga vẫn có mọi cơ may để bắt kịp cuộc đua tốc độ này với các đối phương tiềm năng.

Nền tảng mà trên đó toàn bộ chương trình máy bay trực thăng tốc độ cao của Mỹ được xây dựng, là mẫu thử nghiệm Sikorsky X2, bay lên lần đầu tiên vào ngày 27/8/2008.

Hai năm sau, mẫu này đã lập kỷ lục thế giới không chính thức về tốc độ trong phân đoạn công nghệ máy bay cánh quạt, phát triển vận tốc tới 460 km/giờ. Các nhà thiết kế Mỹ đạt được tính năng ưu việt như vậy nhờ sử dụng hàng loạt thủ thuật công nghệ.

Ở Nga, các dự án trực thăng tốc độ cao được trình bày trong thiết kế đầy kỳ vọng của các cơ sở Mil và Kamov. Mặc dù thực tế hầu hết trong số này còn ở dạng mô hình, nhưng cũng đã có những nguyên mẫu bay.

 

Theo quan điểm của các nhà phân tích, trong tương lai lực lượng vũ trang rất cần đến những chiếc máy bay như vậy. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực giữa các đối thủ có cùng trình độ phát triển kỹ thuật-quân sự, thời gian sống của trực thăng trên chiến trường sẽ được tính bằng vài phút, nếu không nói là mấy giây.

Nên đọc


theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo