Thị trường

Trung Quốc có thể đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái?

(DNVN) - Theo các chuyên gia kinh tế, sự giảm tốc không phanh của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể đẩy thế giới lao vào suy thoái.

Đó là dự đoán của Ruchir Sharma, người đứng đầu thị trường mới nổi tại Morgan Stanley Investment Management. Sự sụt giảm liên tiếp của kinh tế Trung Quốc trong những năm tiếp theo có thể kéo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống dưới 2%, ngưỡng mà cuộc suy thoái kinh tế thế giới xảy ra. Đây sẽ là sự sụt giảm của nền kinh tế toàn cầu đầu tiên trong 50 năm qua không có sự liên quan đến Mỹ.

Chứng khoán Trung Quốc lao dốc trong thời gian quá khiến nhiều người lo lắng.
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc trong thời gian qua khiến nhiều người lo lắng.

“Cuộc suy thoái tiếp theo có thể được gây ra bởi Trung Quốc. Trong vài năm tới, Trung Quốc có thể sẽ là đối tượng gây tổn thương trầm trọng cho nền kinh tế thế giới”, Sharma nhận định trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở chính của Bloomberg ở New York.

Đứng ở vị trí thứ hai trong nền kinh tế thế giới, khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, nó đã tạo ra sự ảnh hưởng đáng kể. Trung Quốc chiếm 38% tăng trưởng của toàn cầu trong năm ngoái, nhiều hơn 15% so với năm 2010, theo Morgan Stanley. Quốc gia này là nơi nhập khẩu đồng, nhôm, bông lớn nhất thế giới. Đồng thời nó cũng là đối tác thương mại lớn nhất của của quốc gia từ Brazil đến Nam Phi.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tuần trước dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay đạt mức 3,3%, giảm hơn so với dự đoán hồi tháng 4 là 3,5%, với lý do là sự suy yếu của Mỹ. Tuy nhiên, những công ty có trụ sở ở Mỹ cho rằng nguyên do giảm tốc này xuất phát từ Trung Quốc khi mức tăng trưởng kinh tế của nước này giữ nguyên ở 6.8%, chậm nhất kể từ năm 1990. Điều này cho thấy những khó khăn lớn trong quá trình đưa đất nước tới một mô hình tăng trưởng mới, đặt ra nguy cơ đối với sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

Nến kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại khi đất nước phải đối mặt với các khoản nợ tăng cao. Nếu sụt giảm thêm 2 điểm phần trăm sẽ đủ để đẩy thế giới vào một cuộc suy thoái.

Việc mở rộng kinh tế toàn cầu được đo bằng tỷ giá hối đoái trên thị trường, đã tụt xuống dưới mức 2% vào 5 giai đoạn khác nhau trong 50 năm qua. Giai đoạn gần đây nhất là 2008-2009. Tất cả những hậu quả đó là do ảnh hưởng bởi những cơn co thắt của nền kinh tế Mỹ.

 

Sharma cho biết, ông tránh xa thị trường chứng khoán Trung Quốc và các công ty thuộc quốc gia dựa vào Trung Quốc để tăng trưởng, bao gồm Brazil, Nga và Hàn Quốc. Ông thường tìm đến các công ty ở Đông Âu hay các nước châu Á nhỏ hơn như Philippines, Việt Nam và Pakistan.

Các biện pháp can thiệp của nhà chức trách Bắc Kinh, trong đó có quyết định hạ lãi suất bất ngờ vào ngày 27/6 (lần hạ lãi suất thứ tư kể từ tháng 11/2014) và nới lỏng quy định về giao dịch ký quỹ nhưng không ngăn chặn được đà lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Thượng Hải đã mất giá gần 30% khiến ít nhất 2.360 tỉ USD bốc hơi, theo Bloomberg.

Sự sụp đổ của thị trường thách thức niềm tin lâu nay của một số nhà đầu tư rằng chính phủ Trung Quốc luôn nắm vững thị trường và luôn có thể dễ dàng đạt mục tiêu nếu muốn.

HT
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo