Trung Quốc đang "rót" 10,4 tỷ USD vào Việt Nam
Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến hết tháng 2/2016, Trung Quốc (chưa kể Đài Loan, Hong Kong, Ma Cao) đang có 1.346 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 10,4 tỷ USD. Đây hiện là quốc gia đầu tư lớn thứ 9 tại Việt Nam.
Với quy mô bình quân 7,7 triệu USD/dự án, các DN Trung Quốc chủ yếu tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 916 dự án, tổng vốn đăng ký là 5,38 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn.
Tiếp đó là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu theo hình thức trực tiếp (100% vốn) và hợp đồng BOT, BT, BTO.
Hiện 54/63 tỉnh, thành phố trên cả nước nhận được đầu tư từ Trung Quốc, trong đó Bình Thuận dẫn đầu về đầu tư của Trung Quốc đạt 2 tỷ USD, Tây Ninh đứng thứ hai với 1,2 tỷ USD, tiếp đó là Hà Giang, Lào Cai, Bình Dương.
Xu hướng đầu tư của Trung Quốc sang Việt Nam trong thời gian gần đây chủ yếu chảy vào lĩnh vực dệt may, đây được xem là một trong những bước đi quan trong của các doanh nghiệp nước này nhằm đón đầu các ưu đãi của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hàng loạt hiệp định khác dành cho Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, tính đến hết năm 2015 Việt Nam mới có 15 dự án đầu tư sang Trung Quốc với tổng vốn đăng ký là khoảng hơn 16 triệu USD (bằng 1/600 so với nước láng giềng) chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
Đáng kể nhất là dự án xây dựng khu thương mại của công ty CP XNK Việt Trang (vốn đăng ký 3 triệu USD) và dự án sản xuất, kinh doanh sản phẩm cân đồng hồ lò xo của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nhơn Hòa (vốn đăng ký 6 triệu USD).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất ưu đãi thuế đặc biệt cho báo chí
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng