Trung Quốc đẩy mạnh dùng xăng sinh học, sắn Việt “sốt” hàng
Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương): Kể từ đầu năm nay, nhiều tỉnh phía Đông Bắc Trung Quốc bắt buộc phải sử dụng xăng E10 thay thế xăng thông thường. Điều này đẩy giá ethanol từ ngô, sắn và mật rỉ tăng.
>> Xem thêm: TIN HOT NGÀY 3/2: Ông Đinh La Thăng kháng cáo, giá xăng dầu sẽ không tăng trong dịp Tết Nguyên đán
Có thể nói, tiềm năng của thị trường ethanol nhiên liệu của Trung Quốc là rất lớn. Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Cục Năng lượng Trung Quốc, ước tính sản lượng ethanol nhiên liệu của Trung Quốc sẽ đạt 4 triệu tấn vào năm 2020, tăng 54% so với hiện nay.
Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ ethanol thực tế sẽ đạt gần 9,4 triệu tấn. Trong bối cảnh, khoảng cách cung-cầu ethanol nhiên liệu của Trung Quốc hiện đang rất lớn, việc mở rộng năng lực sản xuất ethanol là điều rất cần thiết. Do đó, các chính sách nhập khẩu của Trung Quốc có thể thay đổi như giảm thuế nhập khẩu ethanol. Đây là cơ hội mà các doanh nghiệp thương mại có thể nắm bắt.
Trong tháng đầu tiên của năm 2018, ước tính lượng sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu đạt 400 nghìn tấn, trị giá 122 triệu USD, tăng 67,7% về lượng và tăng 114,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng mặt hàng sắn có lượng xuất khẩu ước đạt 160 nghìn tấn, trị giá 30 triệu USD.
Thời gian này đang vào vụ thu mua sắn lát, giá sắn trong nước tăng mạnh. Do giá nguyên liệu tăng mạnh nên chào giá xuất khẩu chính ngạch của các nhà máy sắn Việt Nam tăng 10 USD/tấn, với mức giá khoảng 430-435 USD/tấn FOB (cảng TP. HCM).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?
Lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên toàn cầu tăng mạnh
Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025