Thị trường

Trung Quốc hạ lãi xuất, “cứu” thị trường chứng khoán

(DNVN) - Sau phiên đóng cửa tiếp tục giảm mạnh của thị trường chứng khoán ngày 25/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vừa có động thái hạ lãi suất lần thứ 5 kể từ tháng 11/2014 và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đẩy mạnh nỗ lực “cứu” thị trường chứng khoán.

Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố từ PBoC cho biết, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ được giảm 0,25 điểm phần trăm, còn 4,6%, có hiệu lực từ hôm nay. Lãi suất tiền gửi Nhân dân tệ kỳ hạn 1 năm cũng được cắt giảm 0,25 điểm phần trăm, còn 1,75%.

Chính sách này được cho là nỗ lực cầm cương thị trường chứng khoán nước này sau 2 ngày trượt dốc ác liệt vừa qua. Đây cũng là lần cắt giảm lãi suất lần thứ 5 của Trung Quốc kể từ tháng 11-2014.

Các cổ phiếu Trung Quốc đã giảm hơn 16% kể từ đầu tuần này, gây nên những cú sốc trên thị trường toàn cầu.

Theo BBC, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản ngày 26-8 mở cửa ở mức giảm nhẹ 0,3% xuống còn 17.753,82 điểm. Chỉ số chứng khoán lớn nhất châu Á này đã giảm hơn 8% kể từ đầu tuần này.

Đến 10h (giờ Hà Nội) ngày hôm nay (36/8), Shanghai Composite Index đã mất 3,8%, xuống 2.852 điểm, sau khi tăng 1,2% trước đó. Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất cơ bản thêm 0,25% và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tất cả các ngân hàng thêm 0,5%. Đây là lần thứ 5 cơ quan này giảm lãi suất trong năm nay.

Động thái này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Shanghai Composite Index đóng cửa với mức giảm 7,6%. Chỉ số này đã có chuỗi mất điểm 4 ngày mạnh nhất từ năm 1996.

Trong khi đó, nhiều thị trường lớn tại châu Á sáng nay đồng loạt tăng điểm sau khi giảm nhẹ lúc mở cửa. Topix và Nikkei 225 của Nhật Bản tăng lần lượt 1,14% và 0,32%. Kospi (Hàn Quốc) nhích lên 0,68%.

Trung Quốc hạ lãi xuất, “cứu” thị trường chứng khoán
Trung Quốc hạ lãi xuất, “cứu” thị trường chứng khoán

Trước đó, chứng khoán Trung Quốc đã mất 5.000 tỷ USD - tương đương một nửa vốn hóa, từ giữa tháng 6, khi nhà đầu tư ào ạt bán cổ phiếu trước viễn cảnh kinh tế kém lạc quan. Một nguồn tin cũng cho biết giới chức đã ngừng can thiệp vào thị trường tuần này, khi các nhà hoạch định chính sách còn tranh luận về hiệu quả các biện pháp giải cứu tháng trước.

Một số quan chức nhận định cổ phiếu giảm sẽ chỉ có tác động hạn chế lên nền kinh tế lớn nhì thế giới, và chi phí hỗ trợ thị trường là quá cao. Trong khi đó, những người ủng hộ can thiệp thì khẳng định giá cổ phiếu giảm sẽ gây nguy hiểm đến hệ thống ngân hàng.

Theo tin tức từ Tri thức trẻ, Mark Luschini, chiến lược gia đến từ Janney Montgomery Scott, các nhà đầu tư vẫn lo lắng về tăng trưởng và những thay đổi chính sách của Fed, bất chấp kinh tế Mỹ có nhiều tín hiệu tích cực. Số liệu được công bố hôm qua cho thấy trong tháng 8 niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng lên mức cao nhất 7 tháng. Số nhà mới bán ra hồi phục trong tháng 7, bổ sung thêm những bằng chứng cho thấy nội tại của nền kinh tế Mỹ đủ mạnh để Fed nâng lãi suất trong năm nay.

An Nhi (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo