Trung Quốc khai trương trang web về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật
Trang web được cơ quan thông tin hàng hải Trung Quốc công bố hôm nay, giới thiệu các tài liệu hỗ trợ cho giả thuyết của Bắc Kinh, theo đó quần đảo không người ở này theo lịch sử thì thuộc về Trung Quốc.
Tân Hoa Xã co cho biết, tuy hiện nay trang web chỉ bằng tiếng Hoa, nhưng sắp tới sẽ có ít nhất bảy thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Nhật.
Nằm ở Biển Hoa Đông, quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư (Diao Yu) chính là quần đảo Senkaku hiện đang do Nhật Bản quản lý. Việc tranh chấp quần đảo có tiềm năng dầu khí này đã trở nên nóng bỏng từ tháng 9/2012, sau khi Tokyo mua lại hai trong số năm hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ chủ sở hữu tư nhân người Nhật.
Từ đó trở đi, quan hệ Nhật -Trung trở nên căng thẳng. Bắc Kinh thường xuyên gởi các tàu đến quấy phá, và đôi khi gởi cả máy bay đến khu vực xung quanh Senkaku/Điếu Ngư, thách thức các lực lượng tuần duyên và quân đội Nhật thường xuyên tuần tiễu.
Hồi tháng Tám, Tokyo đã đặt tên cho năm hòn đảo của Senkaku/Điếu Ngư. Hành động này bị Bắc Kinh cho là « bất hợp pháp và vô giá trị ». Trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã dành một mảng riêng cho Senkaku, được viết bằng 12 ngôn ngữ, khẳng định : « Quần đảo Senkaku rõ ràng là một bộ phận cố hữu của lãnh thổ Nhật Bản, dưới ánh sáng các sự kiện lịch sử và và dựa trên luật quốc tế », RFI đưa tin.
Senkaku/Điếu Ngư không phải là quần đảo không người ở duy nhất có trang mạng trên internet. Có thể kể thêm đảo Rockall, phần còn lại của một núi lửa bị xói mòn có bề rộng 25 mét, cách bờ biển Scotland khoảng 500 km ; và Surtsey, một trong những quần đảo trẻ tuổi nhất thế giới thuộc về Iceland, hình thành sau một loạt vụ núi lửa phun trào trong thập niên 60. Còn đảo Bouvet của Na Uy nằm sâu ở Nam Đại Tây Dương có hẳn tên miền có đuôi là .bv, nhưng hiện không có trang web nào sử dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo