Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong APEC
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) đến hết tháng 10/2017 đạt 265,31 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước, gần bằng kim ngạch của cả năm 2016. Trong đó xuất khẩu đạt 120,48 tỷ USD, tăng 23,9% và nhập khẩu là 144,83 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các thành viên APEC 10 tháng 2017 thâm hụt 24,36 tỷ USD, bằng 20,2% kim ngạch xuất khẩu sang khối này. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 10 tháng 2017, bình quân thâm hụt thương mại của Việt Nam với các thành viên APEC là 23,73 tỷ USD mỗi năm.
Trong 10 tháng/2017, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Viêt Nam trong các thành viên APEC, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 73,3 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 27,6% trong tổng trị giá thương mại song phương giữa Việt Nam và các thành viên APEC.
Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong APEC, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 50,46 tỷ USD, tăng 41,9%, chiếm tỷ trọng 19%;
Hoa kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong APEC, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 42,12 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm tỷ trọng 15,9%;
Nhật Bản với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 27,11 tỷ USD, tăng 11,8%, chiếm tỷ trọng 10,2% là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong các thành viên APEC.
Về xuất khẩu: Trong 10 tháng/2017, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong các thành viên APEC, với kim ngạch 34,53 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 28,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang APEC. Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với kim ngạch 26,47 tỷ USD, tăng mạnh 52,9%, chiếm tỷ trọng 22%; thị trường Nhật Bản đứng thứ 3 với 13,85 tỷ USD, tăng 16%, chiếm tỷ trọng 11,5%; xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 12,15 tỷ USD, tăng 28,6%, chiếm tỷ trọng 10,1%; …
Hàng hóa xuất khẩu sang các thành viên APEC 10 tháng 2017 chủ yếu gồm: Điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch 19,01 tỷ USD, tăng 48%; sản phẩm dệt may với kim ngạch 17,51 tỷ USD, tăng 9,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 15,41 tỷ USD, tăng 41,1%; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng với kim ngạch 8,07 tỷ USD, tăng 25%; giầy dép các loại với kim ngạch 7,39 tỷ USD, tăng 15,2%; gỗ và sản phẩm từ gỗ với kim ngạch 5,35 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước
Về nhập khẩu: Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam trong các nền kinh tế APEC, với kim ngạch đạt 46,83 tỷ USD, tăng 16,1%, chiếm tỷ trọng 32,3%; đứng thứ 2 là thị trường Hàn Quốc với 38,3 tỷ USD, tăng mạnh 46,7%, chiếm tỷ trọng 26,4%, thị trường Nhật Bản đứng thứ 3 với kim ngạch 13,27 tỷ USD, tăng 7,6%, chiếm tỷ trọng 9,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các thành viên APEC; …
Nhập khẩu hàng hóa từ các thành viên APEC 10 tháng/2017 chủ yếu gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 29,16 tỷ USD, tăng 35,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác với kim ngạch 24,09 tỷ USD, tăng 24,4%; điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch 12,73 tỷ USD, tăng 49,2%; vải các loại dạt 8,97 tỷ USD, tăng 8,6%; sắt thép các loại với kim ngạch 6,5 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước; …
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Căn hộ dịch vụ cho thuê thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng