Trung Quốc lên giọng giả nhân giả nghĩa
Ngày 6/7, một quan chức an ninh Philippines cho biết hơn 20 tàu của Trung Quốc vẫn đóng đô ở bãi cạn Scarborough dù trước đó Trung Quốc tuyên bố đã rút hết. Trong khi đó, Philippines đã rút toàn bộ tàu ra khỏi khu vực vào ngày 15/6.
Nói một đằng làm một nẻo!
Bình luận về hành động lật lọng này của Trung Quốc, Manila cho rằng Bắc Kinh đã “tự đưa ra lệnh cấm ở nơi không phải của mình, rồi tự mình vi phạm lệnh cấm bất hợp pháp đó”.
Không chỉ nói một đằng làm một nẻo, Trung Quốc cứ xua tàu đi gây hấn lại còn lên giọng giả nhân giả nghĩa. Bằng chứng là báo China Daily ngày 6/7 đăng bài xã luận “Phép thử cho quan hệ Trung Quốc - ASEAN” của Tô Hạo, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nam và Đông Nam Á, thuộc Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc.
Trong bài viết, ông Tô Hạo cho rằng: “Hình ảnh “cường quốc có trách nhiệm ở Đông Nam Á” mà Trung Quốc rất khó mới có thể xây dựng được đang rơi vào khủng hoảng liên quan tới niềm tin”.
Ông thúc giục chính phủ nên bỏ ngoài tai những lời kêu gọi sử dụng bạo lực chống lại Việt Nam và Philippines, vì làm thế “chỉ đẩy hai nước này - và có thể tất cả các thành viên ASEAN - về gần với phương Tây hơn và làm cho những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong nhiều thập kỷ qua trở về con số 0”.
Tiếp theo, ông Tô Hạo còn khuyến nghị: “Trung Quốc nên tập trung vào quyền lực mềm trên ba vấn đề khi giải quyết vấn đề biển Đông là tìm kiếm, duy trì nền tảng đạo lý, tăng cường lòng tin của các nước láng giềng để họ tin rằng sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình và xây dựng uy thế của Trung Quốc”.
Thế nhưng, ông Tô Hạo lại lộ rõ chân tướng “diều hâu đội lốt bồ câu” khi cho rằng những đòi hỏi chủ quyền cực kỳ phi lý của Trung Quốc là “chính đạo” và “phải đạo”. Bởi lẽ, những cách thức để xây dựng hình ảnh tốt đẹp mà ông Tô Hạo đề xuất chỉ có hiệu quả khi hành động thực tế của Trung Quốc đi đôi với lời nói. Sẽ không có ai tin những lời lẽ “ru ngủ” của ông Tô Hạo, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thể hiện mưu đồ liếm trọn biển Đông bằng “đường lưỡi bò” đi ngược với luật pháp quốc tế.
Ông Tô Hạo cũng không nên đánh giá thấp người dân của các nước láng giềng là “cả tin” và “dễ ngộ nhận như người dân Trung Quốc” khi họ biết lãnh thổ đất nước mình đang bị đe dọa.
Cũng trên báo China Daily ngày 6/7, tờ báo này còn đăng kèm một biếm họa “lếu láo” chống Việt Nam kèm với bài viết dọa Mỹ. “Mỹ đang lướt sóng tới vùng nước nguy hiểm” - báo China Daily viết và cảnh báo những hành động can thiệp của Mỹ ở biển Đông “đem lại lợi thì ít mà nguy hiểm thì nhiều cho Mỹ”.
Philippines nêu vấn đề biển Đông trước ASEAN ở Campuchia
Philippines vừa tuyên bố sẽ không hội đàm song phương với Trung Quốc bên lề Hội nghị ngoại trưởng ASEAN, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF 19) ở Phnom Penh (Campuchia) từ ngày 8 đến 10/7.
Đại diện cao cấp của 27 quốc gia, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, sẽ tham gia ARF 19 và thảo luận về các vấn đề liên quan tới an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez khẳng định dù Trung Quốc phản đối, Philippines vẫn sẽ đưa vấn đề biển Đông ra hội nghị này.
Cũng liên quan đến biển Đông, Ấn Độ vừa lên tiếng tái khẳng định quan điểm rõ ràng là phải giải quyết các xung đột trên biển Đông thông qua ngoại giao hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae cho biết một nửa hàng xuất khẩu từ Ấn Độ và nhập vào nước này đều đi qua biển Đông.
“Biển Đông rất quan trọng, cần là nơi an toàn và an ninh cho các tàu quốc tế để không ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu” - ông nhấn mạnh.
Theo TT
Thêm tàu chiến để độc chiếm biển Đông
Thực hiện ý đồ độc chiếm biển Đông, giới quân sự Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ sớm đưa các tàu khu trục kiểu 056 ra biển Đông vào cuối năm 2012. Theo Thời báo Hoàn Cầu, hiện bốn tàu khu trục kiểu 056 đang được hoàn thiện tại các xưởng đóng tàu ở Thượng Hải và Quảng Châu. Tàu khu trục loại này dài 89m, trọng tải từ 1.300-1.800 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ và có thể chở đến 60 người. Tàu được trang bị các khẩu pháo 76mm, bốn tên lửa chống hạm, hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn FL-1000N, ngư lôi chống tàu ngầm và hệ thống định vị thủy âm và một sân bay trực thăng. Sau tàu khu trục kiểu 056, Trung Quốc sẽ phát triển một lớp tàu khu trục hiện đại hơn, có trang bị pháo hạng nặng để tiếp tục đưa ra biển Đông. Mục đích, như báo này nêu công khai, là để Trung Quốc có thể “thắng thế trong các cuộc chiến cam go giành lãnh hải với các nước Đông Nam Á ở biển Đông”. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump