Trung Quốc rót 28,2 tỷ USD vào bất động sản Châu Á
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã chiếm lĩnh đầu tư cho bất động sản ở nước ngoài tại châu Á, chiếm gần một nửa tổng giá trị đầu tư 47%, tức 28.2 tỷ đô la Mỹ, theo số liệu mới nhất của CBRE.
Nhìn chung, hoạt động đầu tư ngoài biên giới của các nhà đầu tư châu Á vẫn duy trì mạnh mẽ, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức tiếp tục dẫn đầu các hoạt động đầu tư, đóng góp 6 trên 10 giao dịch ra nước ngoài lớn nhất hàng đầu của năm.
Bà Yvonne Siew, Giám đốc Điều hành Thị trường Vốn toàn cầu của CBRE đưa ra nhận định: “Các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn tích cực trong việc đầu tư ra bên ngoài biên giới vào các tài sản bất động sản toàn cầu. Mặc dù những chính sách gần đây của chính phủ đang hạn chế đầu tư ra bên ngoài Trung Quốc, vẫn sẽ tiếp tục có một dòng vốn ổn định từ Trung Quốc ra nước ngoài bởi các nhà đầu tư đang tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ".
Bà Siew cũng cho biết thêm: “Với sự giám sát cẩn trọng dòng vốn và kiểm tra nghiêm ngặt của chính phủ làm kéo dài quá trình xin cấp phép, đầu tư vào bất động sản nước ngoài của Trung Quốc sẽ điều độ hơn, tập trung ở một mức độ bền vững hơn. Thay vì chú trọng vào các giao dịch lớn hơn, các nhà đầu tư Trung Quốc có thể đơn giản lựa chọn một số lượng lớn hơn những giao dịch nhỏ. Bất kể những điều trên, mối quan tâm đến bất động sản toàn cầu của những nhà đầu tư Trung Quốc vẫn rất vững chắc nhưng sẽ thận trọng hơn, với những nhà đầu tư tổ chức tích cực như các công ty bảo hiểm và quản lý tài sản đủ năng lực.
Trong năm thứ hai liên tiếp, số liệu của CBRE cho thấy Hoa Kỳ tiếp tục là điểm đến đầu tư được ưa chuộng nhất đối với nguồn vốn từ châu Á, thu hút 43% tổng số vốn đầu tư, ở vị trí thứ hai với 27% là khu vực EMEA (châu Âu, Trung Đông và châu Phi). Với số liệu cho thấy sự gia tăng đầu tư nội khu vực trong năm nay, châu Á chiếm đến 23% tổng kim ngạch đầu tư, tăng so với 21% của năm 2015, chứng tỏ các nhà đầu tư châu Á có xu hướng giữ nguồn vốn tại khu vực hơn.
Trong năm 2016, New York vượt London trở thành điểm đến hàng đầu cho đầu tư ra nước ngoài, tuy nhiên, lại chiếm tỉ lệ nhỏ hơn so với năm 2015. Tổng giá trị đầu tư của năm điểm hấp dẫn đầu tư hàng đầu - New York, London, Hồng Kông, Seoul và Sydney – đạt 37%, giảm từ 42% so với cùng kỳ, chứng tỏ xu hướng đầu tư đã trải rộng ra đến nhiều điểm thu hút đầu tư khác hơn.
Ông Robert Fong, Giám đốc Nghiên cứu, CBRE Châu Á Thái Bình Dương nhận định: "Các nhà đầu tư châu Á đang quan tâm hơn và tìm kiếm các loại tài sản tại các thị trường đa dang hơn trên toàn cầu. So với năm 2015, nhiều vốn hơn đã được đầu tư đến các thành phố cửa ngõ thay thế để tìm kiếm những cơ hội giá cả hấp dẫn. Các địa điểm ở châu Âu như Pháp và Hà Lan; Chicago, San Francisco và Washington ở Hoa Kỳ; và Vancouver ở Canada, đã xuất hiện nhiều hơn trên bản đồ của các nhà đầu tư."
"Trong khi Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc vẫn là 4 nguồn chính của vốn đầu tư ra nước ngoài, chúng ta cũng đón nhận hoạt động mới nổi từ các thị trường khác, chẳng hạn như Ấn Độ. Có một sự gia tăng đáng kể đầu tư từ Nhật Bản nhắm chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ. Chúng tôi kì vọng Nhật Bản sẽ gia tăng đầu tư ra nước ngoài trong năm tới khi họ đạt được thành công từ một nền tảng thấp," ông Fong cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Căn hộ dịch vụ cho thuê thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng