Quốc tế

Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách sau phán quyết về Biển Đông?

(DNVN) - Phán quyết của Tòa án Hague (PCA) là một bước quan trọng hướng tới việc giải quyết xung đột giữa Trung Quốc và các nước ASEAN ở Biển Đông.

Theo báo Sputnik (Nga), các đại biểu tham gia Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Nha Trang đã nói lên ý kiến này. 

Theo đó, trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Dmitry Mosyakov, đại biểu dự hội thảo quốc tế về Biển Đông, cho biết: "Hội thảo tại Nha Trang là một hoạt động rất thú vị và hữu ích. Các đại biểu đã trao đổi ý kiến về tình hình Biển Đông sau phán quyết của toà án  Hague. Sau phán quyết PCA nhiều vấn đề bức xúc đã ra khỏi chương trình nghị sự, không còn nội dung để tranh cãi. Ở đây nói trước hết về cái gọi là quyền lịch sử của Trung Quốc".

Chuyên gia Dmitry Mosyakov nhận xét rằng, phán quyết của toà án Hague đã trở thành một yếu tố ảnh hưởng trong dài hạn đến quá trình giải quyết cuộc xung đột. Đặc biệt là văn bản phán quyết viết rằng, các đảo nhân tạo được bồi đắp ở các rạn san hô không phải là các hòn đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế. Phán quyết PCA cũng ghi nhận rằng, Philippines có quyền đánh bắt cá trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình,  mà trước đây Trung Quốc chủ ý cấm các tàu Philippines đánh bắt cá ở vùng này. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngư dân của các nước ASEAN khác.

Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách sau phán quyết về Biển Đông?

Hội thảo ghi nhận rằng, dù Trung Quốc không công nhận phán quyết của tòa PCA, nhưng, kết luận của Tòa trọng tài đã hối thúc Trung Quốc nối lại và tăng cường các cuộc tiếp xúc với một số quốc gia ASEAN. Đối với Trung Quốc, phán quyết Hague là một động lực cho việc nối lại các cuộc tham vấn nghiêm túc liên quan đến việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Chứng tỏ về điều đó là cuộc họp gần đây của các đại diện cơ quan ngoại giao của Trung Quốc và các nước ASEAN.

Có vẻ là trong quá trình tìm kiếm một thỏa hiệp Trung Quốc đang đề ra một chiến lược mới. Bản chất của chiến lược mới là như sau: chúng tôi không công nhận phán quyết, nhưng, chúng tôi sẽ mở rộng quan hệ với các bên tham gia cuộc xung đột, sẽ cung cấp cho họ những lợi thế về kinh tế và chính trị, cho vay tín dụng, sẽ ký thỏa thuận về hợp tác...

Đồng thời, Hội thảo lưu ý đến những hành động vụng về của Mỹ trong khu vực. Giáo sư Mosyakov nói tiếp: "Hoa Kỳ đang phô trương ý định gây chia rẽ giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Và phô trương nhiều đến mức ngay cả những thành viên ASEAN có thái độ tốt với Hoa Kỳ và coi Mỹ là người bảo vệ họ khỏi các mối đe dọa từ Trung Quốc cũng không thể chấp nhận điều đó. Các nước Đông Nam Á cảnh giác với các hoạt động của Mỹ, họ không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Hoa Kỳ, không muốn trở thành "bù nhìn" của Washington trên biên giới với Trung Quốc".

Trong bài phát biểu của mình tại Hội thảo Nha Trang, Giáo sư Mosyakov đã nói rằng, phương cách duy nhất để giải quyết cuộc xung đột là việc từng bước thảo ra thoả thuận về các vấn đề chính: thủy sản, khai thác khoáng sản, hàng hải, vận chuyển đường không. Và hoạt động này phải tiến hành trong bầu không khí hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế.

Theo ý kiến của những người tham gia Hội thảo, phán quyết Hague tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho công việc này.

 

Nên đọc
Hòa Lộc (theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo