Quốc tế

Trung Quốc tham vọng thành thủ lĩnh chế tạo xe tăng thế giới

(DNVN) - Phóng sự công bố trên truyền hình Trung Quốc gần đây thực tế là lời xác nhận rằng Trung Quốc đang tập trung vào sản xuất xe tăng thế hệ mới.

Cũng như Nga, Trung Quốc đã thành nước thứ hai quyết định tạo ra loại xe bọc thép mới về nguyên tắc. Trong bình luận mới đây, chuyên viên quân sự Nga Vasily Kashin, đã nêu một vài nhận xét về diễn tiến trên bình diện này.

Cỗ chiến xa của Trung Quốc đã hiện hữu, chí ít là dưới dạng bản mẫu thử nghiệm. Rõ ràng là nó không có gì chung với những cỗ tăng ngày nay. Xe tăng có tháp pháo không người, nổi bật về mức tự động hóa cao và sự hiện diện của hệ thống thông tin hiện đại cũng như động cơ công suất mới hơn 1.500 mã lực. Cơ số tổ lái giảm xuống còn 2 người, bố trí trong khoang có vỏ bọc thép bảo vệ tốt.

Việc chuyển đổi từ lối nâng cấp hiện đại hóa và phát triển các mẫu xe cũ sang lối chế tạo mô hình xe tăng mới về nguyên tắc là quyết định rất táo bạo, thậm chí có phần mạo hiểm. Bởi trước đây những nỗ lực ứng nghiệm nhưng mẫu mới cơ bản mới ở Trung Quốc thường là không thành công. 

Ảnh: Sputnik/ Anton Denisov.

Ngoại lệ duy nhất là "Type 99", nhưng hệ động lực của nó dù sao vẫn thiếu chắc chắn không đáng tin cậy. Xe buộc phải sản xuất song song với mẫu đơn giản hơn là "Type 96", để loại bỏ những "căn bệnh trẻ con" của động cơ. 

Hiện thời khó nói khi nào cỗ chiến xa mới của Trung Quốc sẽ đi vào sản xuất hàng loạt. Kinh nghiệm của Nga, một trong những thủ lĩnh không tranh cãi trong ngành sản xuất xe tăng, cho thấy rằng có thể mất khoảng thời gian đáng kể. 

Quân đội Nga trong những năm gần đây đã tiến hành những đợt kiểm tra quân sự của xe tăng trên nền tảng mới "Armata" (T-14). Cách đây chưa lâu, Nga đã ký kết bản hợp đồng đầu tiên về cung cấp 100 xe tăng như vậy cho các đơn vị chiến đấu trong hai năm 2017-2018. Còn tiền bối của "Armata" đã xuất xưởng hồi đầu những năm 1990. 

Khi đó, "Uralvagonzavod" bắt đầu phát triển mẫu xe tăng thử nghiệm "Obiekt 195" (T-95). Tuy nhiên, đến những năm 2000 các quân nhân thực tế đã thay đổi yêu cầu của mình về mẫu xe tăng của tương lai. Năm 2010, trên cơ sở sáng chế theo "Obiekt 195", bắt đầu phát triển mẫu xe tăng trên nền tảng "Armata". 

Trong một vài khía cạnh, việc tiếp nhận các mẫu xe bọc thép mới vào hệ trang bị của quân đội thậm chí khó khăn hơn là các mẫu máy bay chiến đấu mới. 

 

Về độ phức tạp công nghệ thì mẫu xe tăng mới nhất sánh ngang với máy bay. Mà ngay cả trong thời bình, tăng có thể hiện diện thời gian lâu dài trong điều kiện thao trường hoặc tập luyện, nơi mà khả năng sửa chữa đôi khi khá hạn chế. Do đó, vấn đề về mức chắc chắn đáng tin cậy và thời hạn bảo trì đối với các loại xe bọc thép là đặc biệt quan trọng. 

Theo ý tưởng này thì xe tăng Trung Quốc hiện nay chưa ở đỉnh cao. 

Trong quá trình hoạt động thể thao-quân sự "Tank biathlon" diễn ra tại Nga, các tổ lái Trung Quốc thi đấu trên xe tăng của nước mình. Tuy nhiên kỹ thuật đã phản lại họ. Người Trung Quốc buộc phải thay tăng, chuyển sang cỗ xe dự phòng. 

Dù vậy, nếu một ngày nào các sáng chế gia Trung Quốc "ngộ ra" về vấn đề độ vững chắc đáng tin cậy, thì khi ấy Nga và Trung Quốc có thể sẽ là những nước duy nhất trên thế giới sản xuất xe tăng thế hệ mới. 

Phương Tây hiện thời vẫn chưa đạt tới bước đột phá trong mạch phát triển xe tăng mới. Còn xe tăng mới của Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn ở tầm xấp xỉ các mô hình cũ của phương Tây. 

 

Xe tăng mới của Nga và Trung Quốc hẳn sẽ là những đối thủ cạnh tranh cơ bản trên thị trường thế giới vũ khí. Thậm chí có phần cạnh tranh nhiều hơn so với cuộc đua tài hiện tại của mẫu xe Nga T-90 và mẫu tăng Trung Quốc-Pakistan MBT-2000, chuyên viên quân sự Vasily Kashin dự báo.

Nên đọc
Theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo