Trung Quốc tuyên bố phán quyết của PCA về Biển Đông là “vô căn cứ”
Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, ngày 12/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố khẳng định nước này không chấp nhận cũng như không công nhận phán quyết của PCA, cho rằng phán quyết của PCA là "không có cơ sở, vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc".
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền và lợi ích hàng hải của nước này ở Biển Đông "sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của PCA". Tuyên bố khẳng định Bắc Kinh sẽ "không bao giờ chấp nhận bất kỳ tuyên bố hoặc hành động nào dựa trên những phán quyết của PCA".
Sau khi có phán quyết của tòa ở Hague, chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố chính thức khẳng định chủ quyền đối với các đảo trên Nam Hải, bao gồm Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Nam Sa;
Trung Quốc cũng tuyên bố có quyền lợi mang tính lịch sử tại Nam Hải; các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế, cũng như thềm lục địa thềm lục địa;
Ngay sau khi phán quyết được đưa ra, chính phủ Philippines cho biết họ rất tôn trọng quyết định mang tính cột mốc này và đây là một đóng góp quan trọng đối với các tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông.
Philippines hoan nghênh phán quyết vừa công bố của Tòa trọng tài thường trực theo phụ chương VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về tiến trình phân xử do Philippines đề xuất.
Philippines khẳng định sự tôn trọng phán quyết mang tính cột mốc này, như là một sự đóng góp quan trọng trong nỗ lực giải quyết tranh chấp trên Biển đông và nước này cam kết nỗ lực theo đuổi giải pháp hòa bình và xử lý tranh chấp với tầm nhìn muốn thúc đẩy và củng cố hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định phán quyết về Biển Đông của tòa án trọng tài The Hague là cuối cùng và mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, các bên trong vụ kiện cần phải tuân thủ.
Ông cũng khẳng định Nhật Bản luôn coi trọng luật pháp, phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo