Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 9/2017 ước đạt 466 nghìn tấn với giá trị đạt 210 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 4,57 triệu tấn và 2,02 tỷ USD, tăng 20,8% về khối lượng và tăng 18,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Xét về thị trường, cập nhật đến hết tháng 8/2017, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 38,8% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2017 đạt 1,56 triệu tấn và 700,7 triệu USD, tăng 32% về khối lượng và tăng 30,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Trong khi đó, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 với 9,3% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2017 đạt 421,77 nghìn tấn và 167,25 triệu USD, gấp 2,15 lần về khối lượng và gấp 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Đứng thứ ba là thị trường Malaysia với 7,8% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2017 đạt 365,7 nghìn tấn và 141,68 triệu USD, tăng 80,9% về khối lượng và tăng 61,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Xuất khẩu gạo tăng mạnh khiến tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng nông lâm thuỷ sản tháng 9/2017 ước đạt 3,04 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2017 đạt gần 27 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2016.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)