Tư vấn pháp luật

Doanh nghiệp muốn thu hẹp quy mô sản xuất, có thể chuyển thành hộ kinh doanh?

Nhiều doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động, do muốn thu hẹp quy mô sản xuất, hạn chế chi phí nộp thuế cũng như sử dụng chế độ kế toán đơn giản nên muốn chuyển thành hộ kinh doanh.

Cá nhân, tổ chức kinh tế đã được nhận thế chấp sổ đỏ / Đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì có lương hưu?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trường hợp được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Thực tế, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được coi là những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Từ điều 202 đến 205 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bao gồm:

- Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần;

- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên;

 

- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Theo đó, doanh nghiệp không thể chuyển thành hộ kinh doanh theo hình thức trực tiếp. Ngược lại, điều 27 Nghị định01/2021/NĐ-CP quy định, hộ kinh doanh có thể chuyển thành doanh nghiệp. Trong đó, hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tương tự như hồ sơ thành lập mới. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh, nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

Chuyển doanh nghiệp thành hộ kinh doanh bằng cách nào?

Mặc dù doanh nghiệpkhông thể trực tiếp chuyển thành hộ kinh doanh, song chủ doanh nghiệp, cổ đông, người góp vốn vẫn có thể chuyển doanh nghiệp của mình thành hộ kinh doanh thông qua hình thức gián tiếp theo quy trình dưới đây:

 

1. Giải thể doanh nghiệp

Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo hai hình thức chính:

- Giải thể tự nguyện;

- Giải thể bắt buộc (Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng được phép giải thể. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Cụ thể, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan, bao gồm: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước...

 

2. Thành lập hộ kinh doanh

- Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

- Nơi nộp hồ sơ:

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh

 

- Thời gian làm thủ tục:

Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Sau 3 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.

- Lệ phí giải quyết

Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là100.000 đồng/lần.

 

Như vậy, doanh nghiệp không thể trực tiếp chuyển thành hộ kinh doanh mà phải thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, sau đó đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm