Tư vấn pháp luật

Hướng dẫn lập hồ sơ chuyển hưởng bảo hiểm y tế cựu chiến binh

Ông Nguyễn Trọng Hòa (Hà Nội) nhập ngũ tháng 8/1978. Tháng 6/1982, ông xuất ngũ, đi học. Học xong, ông về làm việc tại cơ quan Nhà nước, được kết nạp cựu chiến binh tại cơ quan, có thẻ hội viên. Ông nghỉ hưu năm 2017, hưởng chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) hưu trí.

Đà Nẵng: 4 ca dương tính trên chuyến bay có F0 từ TP Hồ Chí Minh nói dối kiểm dịch y tế sân bay / Bản tin COVID-19 tối 12/7: Thêm 609 ca mắc mới, tổng số ca mắc trong ngày là 2.383

Hồ sơ chuyển đối tượng BHYT gồm: Tờ khai Mẫu TK1-TS và một trong các giấy tờ quy định tại Điểm 2 Phụ lục số 3 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH.

Hồ sơ chuyển đối tượng BHYT gồm: Tờ khai Mẫu TK1-TS và một trong các giấy tờ quy định tại Điểm 2 Phụ lục số 3 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH.

Ông Hòa hỏi, ông có được hưởng chính sách BHYT của cựu chiến binh không? Nếu được thì cần những thủ tục gì?
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ Khoản 15 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT: “Trường hợp 1 người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”.

Trường hợp ông đang có thẻ BHYT cấp theo đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng để được hưởng mức quyền lợi 2 của đối tượng cựu chiến binh theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, đề nghị ông lập hồ sơ bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và một trong các giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điểm 2 Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT nộp cho cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm